Người Sài Gòn đi chợ giữa mùa dịch: Nơi phát phiếu quét mã QR, chỗ lắp vách ngăn giọt bắn

Hữu Huy - Ngày 06/07/2021 09:40 AM (GMT+7)

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các chợ truyền thống ở TP.HCM đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giúp chị em nội trợ đi chợ được an toàn.

Người Sài Gòn đi chợ qua vách ngăn

Nhận thấy tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ban quản lý chợ Ngã Ba Bầu (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM) đã vận động các tiểu thương lắp vách ngăn giọt bắn tại các gian hàng để hạn chế tiếp xúc giữa người bán và người mua.

Theo ghi nhận, người dân đều phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và đo thân nhiệt trước khi vào chợ. Phía bên ngoài, Ban quản lý cũng treo nhiều bảng thông tin nhắc nhở người dân nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K cùng các biện áp an toàn phòng dịch.

Tiểu thương chợ Ngã Ba Bầu (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM) lắp vách ngăn để hạn chế tiếp xúc giữa người bán và người mua.

Tiểu thương chợ Ngã Ba Bầu (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM) lắp vách ngăn để hạn chế tiếp xúc giữa người bán và người mua.

Bà Lương Thị Trang Nhung - Trưởng ban quản lý chợ Ngã Ba Bầu - cho biết các tiểu thương đều ý thức được việc kinh doanh an toàn trong mùa dịch, nên khi được kêu gọi, mọi người đều ủng hộ, chung tay góp sức hết mình.

“Việc lắp vách ngăn này giúp hạn chế tiếp xúc giữa tiểu thương và khách hàng, giữ khoảng cách 1,5-2m theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Ngoài việc lắp vách ngăn, Ban quản lý chợ cũng thường xuyên nhắc tiểu thương hạn chế tiếp xúc trong lúc buôn bán”, bà Nhung cho hay.

Người Sài Gòn đi chợ giữa mùa dịch: Nơi phát phiếu quét mã QR, chỗ lắp vách ngăn giọt bắn - 2

Người dân đi chợ qua những vách ngăn phòng dịch.

Người dân đi chợ qua những vách ngăn phòng dịch.

Trong khi đó, các tiểu thương ở chợ Ngã Ba Bầu chia sẻ việc buôn bán qua vách ngăn có phần nào bất tiện, nhưng vì để đảm bảo an toàn phòng dịch nên cả người bán và người mua đều đồng tình ủng hộ.

Bà Lê Thị Thu Sương (48 tuổi, tiểu thương chợ Ngã Ba Bầu) nói: “Khi lắp vách ngăn lên, tôi vừa cảm thấy có đôi chút ngột ngạt, nhưng cũng vừa cảm thấy yên tâm hơn trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp. Có vách ngăn mình có thể đảm bảo giãn cách và tránh nguy cơ dịch bệnh”.

Người Sài Gòn đi chợ giữa mùa dịch: Nơi phát phiếu quét mã QR, chỗ lắp vách ngăn giọt bắn - 4

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chợ Ngã Ba Bầu mở cửa từ 7h sáng đến 12h30 hàng ngày. Sau khoảng 12h30 trưa, tiểu thương tại chợ tự quét dọn khu vực buôn bán và sát khuẩn vách ngăn, sạp hàng. Sau 14h, Ban quản lý chợ tiến hành phun xịt khử khuẩn lại toàn bộ chợ.

Tiểu thương chợ Ngã Ba Bầu phun xịt, sát khuẩn vách ngăn.

Tiểu thương chợ Ngã Ba Bầu phun xịt, sát khuẩn vách ngăn.

Quét mã QR để vào chợ, giao hàng tận nhà

Những ngày qua, người dân đi chợ Thảo Điền, TP. Thủ Đức (TP.HCM) đều phải xuất trình phiếu đi chợ có mã QR- Code. Ban quản lý chợ Thảo Điền cho biết đã triển khai việc phát phiếu đi chợ cho người dân từ ngày 1/7.

Biện pháp này được đưa ra nhằm kiểm soát hạn chế số người ra vào chợ trong cùng một thời điểm, đảm bảo khoảng cách khi kinh doanh… Trong cùng một thời điểm, chợ Thảo Điền giới hạn 50 khách hàng được vào mua sắm tại chợ; hết một lượt mới đến lượt tiếp theo.

Theo đó, người dân đi chợ Thảo Điền sẽ được cấp mỗi người 1 phiếu có ghi thông tin, mã QR cá nhân. Khi đến chợ, người dân chỉ cần xuất trình thẻ này, nhân viên ở chợ sẽ quét mã QR để xác định thời gian ra vào chợ nhằm giúp cơ quan y tế điều tra truy vết dịch tễ nhanh chóng khi có ca mắc.

Chợ Bình Thới (quận 11) phát phiếu ra vào chợ cho người dân.

Chợ Bình Thới (quận 11) phát phiếu ra vào chợ cho người dân.

Chợ Bình Thới (quận 11) là chợ truyền thống đầu tiên ở TP.HCM thực hiện phát thẻ ra vào chợ cho người dân. Tại đây, người dân sẽ được phát thẻ màu xanh, trên đó có ghi thông tin chi tiết về tên, năm sinh, số điện thoại, địa chỉ,... và mã QR code để theo dõi ngày đến chợ.

Thêm vào đó, người dân khi đến cổng chợ cũng sẽ được phát thẻ màu hồng có đánh số thứ tự từ 1-200 để ban quản lý dễ dàng kiểm soát số lượng người trong chợ.

Nhân viên ở chợ sẽ quét mã QR để xác định thời gian ra vào chợ của từng người, nhằm giúp cơ quan y tế điều tra truy vết dịch tễ nhanh chóng khi có ca mắc.

Nhân viên ở chợ sẽ quét mã QR để xác định thời gian ra vào chợ của từng người, nhằm giúp cơ quan y tế điều tra truy vết dịch tễ nhanh chóng khi có ca mắc.

Theo ông Nguyễn Bá Tùng - Trưởng Ban quản lý chợ Bình Thới, mô hình này được triển khai tại chợ từ ngày 27/4 đến nay. Hiện nay Sở Công thương, UBND các quận huyện cũng chỉ đạo các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố liên hệ với Ban quản lý chợ Bình Thới để được chia sẻ kinh nghiệm và cách tổ chức về mô hình phát thẻ đi chợ.

Còn tại chợ Xã Tây (quận 5), Ban quản lý chợ đã tìm cách giao hàng tận nhà cho người dân xung quanh khu vực để người dân có thể “đi chợ” truyền thống mà không cần ra khỏi nhà.

Theo đó, Ban quản lý chợ Xã Tây đã đăng thông tin số điện thoại và danh sách các tiểu thương kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thiết yếu lên trang web của chợ để người dân biết. Khi có nhu cầu mua hàng, người dân chỉ cần gọi vào số điện thoại của chợ, sẽ có người tiếp nhận, ghi chú đơn và và cử người mua hộ.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Trưởng Ban quản lý chợ Xã Tây cho biết, sau khi mua hộ hàng hóa giúp người dân, chợ sẽ cử người giao hàng miễn phí trong bán kính quận 5. Tiền nhận được từ khách sẽ được đưa về trả lại cho tiểu thương...

Sáng 6/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã có thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM.
Theo HCDC, tính từ 18h ngày 5/7 đến 6h ngày 6/7, TP.HCM ghi nhận thêm 230 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 6/7 (BN21083-BN21312). Trong 230 trường hợp nhiễm mới được công bố gồm 186 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa, 44 trường hợp đang điều tra dịch tễ. 

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã ghi nhận hơn 6.900 trường hợp mắc COVID-19.

Đáng chú ý, trong đợt dịch này, TP.HCM có hơn 100 chợ truyền thống đã phải tạm dừng hoạt động do liên quan đến các ca mắc COVID-19.

Một loạt chợ ở TP.HCM tạm dừng hoạt động: Chị em nội trợ mua rau, thịt cá như thế nào?
Trước tình hình một loạt chợ truyền thống ở TP.HCM tạm dừng hoạt động để thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19, nhiều người cho biết việc mua...

Tin tức TP.HCM

Hữu Huy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (21/11), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng/lượng lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tin bài cùng chủ đề Tin tức TP.HCM