Nhiều người nhận con nuôi "bằng miệng": Chỉ đơn thuần là giúp đỡ, không có giá trị pháp lý

K.T - Ngày 02/10/2021 06:30 AM (GMT+7)

"Theo tôi tìm hiểu, quan hệ con nuôi - bố mẹ nuôi phải có thủ tục nhận con nuôi, làm giấy có chứng thực và khi phát sinh vấn đề thừa kế thì con đẻ và con nuôi đều ngang bằng tư cách", anh Liêm nói.

Nhiều người nhận con nuôi amp;#34;bằng miệngamp;#34;: Chỉ đơn thuần là giúp đỡ, không có giá trị pháp lý - 1

Gần đây, dư luận liên tục bàn luận chuyện “con nuôi”. Thậm chí nhiều người thắc mắc việc nhận con nuôi bằng miệng nhưng không làm thủ tục pháp lý nhận con nuôi thì có được công nhận mối quan hệ con nuôi - bố mẹ nuôi hay không?

Tận mắt chứng kiến một trường hợp nhận con nuôi rình rang qua đường... truyền miệng, chị Ngọc Lan (40 tuổi, Bắc Ninh) nói: “Tôi biết trường hợp một gia đình nhận nuôi đứa trẻ nhà nghèo, đi đâu cũng giới thiệu con nuôi này kia nhưng thực tế lại không hề có bất cứ giấy tờ nào chứng minh mối quan hệ ràng buộc giữa họ. Đôi lần tôi hỏi họ vì sao không lên ủy ban nhân dân xã đăng kí thủ tục nhận nuôi con nuôi thì nhận được câu trả lời rằng: rắc rối, không cần thiết và chưa phải lúc”.

Vì đó là chuyện riêng tư của gia đình người ta, chị Ngọc Lan không mấy bận tâm. Song khi thấy đứa trẻ không được “bố mẹ nuôi” chăm sóc chu đáo, chị thấy xót xa vô cùng. Chị bảo dù nhận con nuôi bằng miệng hay trên giấy tờ, bố mẹ nuôi cần có trách nhiệm, không được ngược đãi đứa trẻ, bởi như vậy là vi phạm pháp luật.

“Tôi không được học hành, lại ít hiểu biết. Song tôi biết rõ dù thế nào đi nữa cũng không được phép “nhận bừa” đứa trẻ làm con nuôi rồi lợi dụng, bóc lột sức lao động của chúng”, người phụ nữ 40 tuổi thẳng thắn.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Anh Thanh Liêm (30 tuổi, Hà Nội) đồng tình quan điểm với chị Ngọc Lan. Anh cho rằng, việc nhận nuôi một đứa trẻ phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, không thể nhận nuôi bằng “cái miệng” rồi đi đâu cũng “khoe khoang” đó là con nuôi.

“Tôi thấy nhiều người chuyên làm từ thiện nhận những đứa trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ là con nuôi. Họ giúp đỡ những đứa trẻ ấy tiền ăn – học hàng tháng và đi đâu cũng vận động mạnh thường quân hỗ trợ cùng. Thực tế họ chưa hề xác nhận mối quan hệ con nuôi – bố mẹ nuôi, như vậy chỉ là con nuôi xã hội.

Theo tôi tìm hiểu, quan hệ con nuôi - bố mẹ nuôi phải có thủ tục nhận con nuôi, làm giấy có chứng thực và khi phát sinh vấn đề thừa kế thì con đẻ và con nuôi đều ngang bằng tư cách. Còn việc nhận là con nuôi bằng miệng chỉ đơn thuần là giúp đỡ, lấy danh nghĩa con nuôi để kêu gọi nhà hảo tâm ủng hộ quỹ từ thiện”, anh Liêm nói.

Nhiều người nhận con nuôi amp;#34;bằng miệngamp;#34;: Chỉ đơn thuần là giúp đỡ, không có giá trị pháp lý - 3

Đăng ký nuôi con nuôi

Đăng kí việc nuôi con nuôi do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận nuôi con nuôi thực hiện trong trường hợp hai bên cùng là công dân Việt Nam và việc nuôi con nuôi được tiến hành tại Việt Nam. Nếu nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì cơ quan đăng kí việc nuôi con nuôi là Uỷ  ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi và giao nhận con nuôi được tiến hành theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Kể từ ngày việc nuôi con nuôi được ghi vào sổ hộ tịch, người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi có các nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Điều kiện để một người có thể nhận nuôi con nuôi

Cá nhân muốn nhận con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14, Luật nuôi con nuôi 2010. Cụ thể gồm các điều kiện:

-  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;

- Có tư cách đạo đức tốt;

-  Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

Bên cạnh đó, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được nhận con nuôi, bao gồm:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang bị cháp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Nhiều người nhận con nuôi amp;#34;bằng miệngamp;#34;: Chỉ đơn thuần là giúp đỡ, không có giá trị pháp lý - 4

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010, người được nhận làm con nuôi bao gồm:

- Là trẻ em dưới 16 tuổi.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

 - Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi

Quy định về quyền và nghĩa vụ con nuôi

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ nuôi được xác lập bởi sự kiện nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Về nghĩa vụ của con nuôi trong gia đình, không phân biệt con nuôi con đẻ đều có nghĩa vụ phải chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ và giữ gìn những truyền thống của gia đình, dòng tộc. Bên cạnh đó, khi trưởng thành, ngoài việc lao động để lo thu nhập cho bản thân, con nuôi cũng như con để đều phải thực hiện các nghĩa vụ về tài chính nhằm xây dựng và chăm lo gia đình. Những hành vi ngược đãi, bỏ bê cha mẹ không những được cho là hành vi trái đạo đức mà còn bị pháp luật lên án và có chế tài xử lý.

- Về quyền của con nuôi trong gia đình: Quyền của con nuôi và con đẻ cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử. Pháp luật bảo vệ quyền của con, trong đó con cái được cha mẹ quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ. Ngay cả quyền về tài sản, con nuôi cũng có quyền ngang với con ruột.

Nhiều người nhận con nuôi amp;#34;bằng miệngamp;#34;: Chỉ đơn thuần là giúp đỡ, không có giá trị pháp lý - 5

Thực tế, việc nhận con nuôi "bằng miệng" chỉ đơn thuần là bảo vệ trẻ em. Và nó được quy định tại Luật trẻ em 2016. Cụ thể, bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp.

Đặc biệt, nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật. 

Như vậy, việc nhận bảo vệ trẻ được nhà nước khuyến khích, song không được công nhận quan hệ con nuôi - cha mẹ nuôi.

Khai sinh online cho con: Con tôi chào đời được 3 tháng nhưng vẫn chưa có nổi cái tên thật
"Tôi rất nóng ruột khi đứa thứ hai mãi chưa khai sinh được. Bởi theo quy định của pháp luật, thời hạn đi khai sinh là 60 ngày kể từ khi sinh con. Tính...

Tin tức 24h

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h