Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ "tiếp khách"

Khánh Hằng - Ngày 03/09/2020 00:08 AM (GMT+7)

Sinh ra trong khu phố đèn đỏ, nơi gần như mọi cô gái đều hành nghề mại dâm, bản thân cũng được sinh ra từ những cuộc tình ngắn ngủi, những đứa trẻ này có một cuộc sống và tương lai đầy trăn trở.

Đối với những đứa trẻ sống tại Sonagachi, thuộc thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ấn Độ, chúng không chỉ sống trong cái bóng của những người mẹ hành nghề mại dâm và khách hàng của họ, mà còn phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị mua bán dâm. Sonagachi được coi là phố đèn đỏ lớn nhất châu Á, nơi hành nghề của khoảng 14.000 gái mại dâm.

Năm 2004, bộ phim tài liệu "Born into Brothels", nói về cuộc sống của những đứa trẻ là con của gái mại dâm tại Sonagachi đã đạt giải Oscar cho hạng mục Phim Tài liệu xuất sắc nhất. Bộ phim đã cho thấy những mặt khác nhau về cuộc sống của những đứa trẻ sinh ra tại khu phố đèn đỏ và hành trình thoát khỏi gông cùm dưới đáy xã hội.

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 1

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 2

Laxmi (tên đã thay đổi) trông không giống một bé gái 5 tuổi. Cô bé được cắt tóc ngắn cũn như con trai để tránh nguy hiểm, bởi ở nơi đây, việc bạo hành và xâm hại có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Laxmi có vẻ trưởng thành hơn những đứa trẻ khác, bắt đầu ngồi đọc tên các loài hoa với giáo viên tiếng Anh của mình. Cô bé đọc rất tốt nhưng phải dừng lại ở chữ "rhododendron" (hoa đỗ quyên), ngừng cười rồi quay sang câu đố của bạn mình.

Không có không gian cho Laxmi hay bất cứ đứa trẻ nào khác ở nhà khi sống trong phố đèn đỏ Sonagachi. Mẹ của chúng hành nghề mại dâm và thường ngủ với ít nhất 15 người đàn ông mỗi ngày để kiếm tiền trả nợ. Mỗi ngày như vậy, họ sẽ kiếm được khoảng 2-3 USD (khoảng 46-69 nghìn đồng), đủ tiền trả cho một căn phòng nhỏ và bữa ăn hàng ngày.

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 3

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 4

Nhiều giờ mỗi ngày, những đứa trẻ như Laxmi, từ 3-6 tuổi, có 2 lựa chọn để thoát khỏi những khách hàng của mẹ mình và không phải chứng kiến cảnh "ân ái" vượt ngoài độ tuổi. Một là tới trung tâm ban ngày do tổ chức phi chính phủ New Light điều hành. Đây là tổ chức chuyên giúp đỡ những đứa trẻ sống trong phố đèn đỏ. Lựa chọn thứ 2 là chơi tự do ngoài nhà hoặc trên đường phố.

Khi xuất hiện trên bộ phim "Born into Brothels", những đứa trẻ ở phố đèn đỏ Sonagachi luôn tỏ ra vui vẻ, hồn nhiên và hoạt bát như bao bạn bè cùng trang lứa. Nhưng khi được hỏi về gia đình và sự phát triển trong tương lai, khuôn mặt non nớt của chúng lập tức biến sắc, trở nên bất lực và đa cảm, dù độ tuổi chỉ từ 3-11 tuổi.

Tapasi, một trong những bé gái xuất hiện trong phim tài liệu, chia sẻ rằng cô bé chưa từng nghĩ đến chuyện giàu có, nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi cuộc sống khó khăn. Tapasi sống trong gia đình 4 người ở một ngôi nhà vách ngăn hẹp. Cô bé biết rất rõ công việc của mẹ mình. 

"Khi mẹ tiếp khách, bọn cháu sẽ kéo rèm cửa trong nhà để không nhìn thấy gì, hoặc sẽ chạy lên mái nhà để chơi đùa", Tapasi chia sẻ.

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 5

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 6

Có khoảng 14.000 phụ nữ và trẻ em gái hành nghề mại dâm ở Sonagachi. Nơi đây trông giống như một mê cung với những nhà thổ nhiều tầng đổ nát. Phố đèn đỏ lớn nhất châu Á tràn ngập tội phạm và dường như hoạt động hoàn toàn ngoài vòng pháp luật.

Sonagachi cũng là một trong những trung tâm buôn người chính ở Nam Á. Theo một số tổ chức từ thiện, bao gồm Child Line India, hàng nghìn người bị buôn bán qua biên giới từ Bangladesh đến Ấn Độ mỗi năm. Nhiều người khác di chuyển từ các huyện và vùng khác trên khắp đất nước đến Sonagachi. Trinh tiết của một cô gái được bán với giá cao tại đây, do đó nhiều người thậm chí còn tự tìm đến với cơ hội kiếm tiền để trả nợ hoặc đổi đời.

Ruchira Gupta, người sáng lập và chủ tịch của nhóm chống buôn người Apne Aap, cho biết sẽ chẳng ai chú ý đến việc một đứa trẻ biến mất tại đây. Nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị mắc kẹt trong ngành công nghiệp tình dục vì phải trả món nợ khổng lồ cho kẻ buôn người hoặc người môi giới. Một số người khác đơn giản là không có lựa chọn, không còn cách nào khác để thoát khỏi sự nghèo đói.

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 7

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 8

Khi một cô gái bị buôn bán vào hệ thống, những kẻ buôn người và môi giới sẽ bạo hành cô tới khi không thể đưa ra bất cứ sự phản kháng nào nữa. Họ sẽ nhốt cô trong một căn phòng tối vài tuần và cưỡng hiếp nhiều lần cho đến khi cô ấy nhượng bộ và đồng ý quan hệ tình dục với khách.

Những người hành nghề mại dâm và gia đình của họ luôn bị xã hội coi thường, cho là những kẻ hạ đẳng dưới đáy ở Ấn Độ. Vì vậy, một khi phụ nữ và trẻ em gái tham gia vào hệ thống mại dâm, sự phân biệt đối xử của xã hội, sự nghèo đói và bị đe dọa sẽ giữ họ ở đó gần như mãi mãi.

Những đứa trẻ sống tại Sonagachi hầu như được sinh ra từ những cuộc tình ngắn ngủi và không bao giờ biết bố mình là ai. Hầu hết chúng đều có trình độ học vấn kém, mắc một loạt bệnh tâm thần. Khi đến tuổi dậy thì, trẻ em trở thành mục tiêu chính của những kẻ buôn người và môi giới mại dâm.

Tuy nhiên, ngay cả những đứa trẻ nhỏ tuổi cũng có nguy cơ cao bị bắt làm nô lệ. Sima, một nhân viên của tổ chức New Light, cho biết: "Trẻ em có nguy cơ rất cao. Một số trẻ em xuất thân từ đường dây mại dâm dài hạn và chúng tôi rất lo lắng về việc những cô gái này bị đẩy vào con đường mại dâm. Không chỉ có các cô gái là mục tiêu, nhiều cậu bé lớn lên đã trở thành đối tượng đi môi giới".

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 9

Những đứa trẻ ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi trong khi mẹ amp;#34;tiếp kháchamp;#34; - 10

Thống kê chính thức năm 2015 cho thấy, khoảng 400 phụ nữ và trẻ em mất tích mỗi ngày ở Ấn Độ. Tuy nhiên, theo các nhà hoạt động và nhà điều tra, phần lớn các trường hợp không được báo cáo và số liệ thống kê chính thức có thể chỉ là con số nhỏ trong những gì đang thực sự diễn ra.

Được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế lớn và sự di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, nạn buôn người và chế độ nô lệ thời hiện đại đang nở rộ ở Ấn Độ. Các chuyên gia ước tính có từ 3-9 triệu nạn nhân của buôn bán tình dục ở nước này. Điều đáng buồn hơn nữa là chính quyền và cảnh sát gần như không có bất cứ động thái nào để bảo vệ người dân cũng như giành lại công lý. Đó cũng là một trong những lý do khiến nhiều người lựa chọn không báo án khi bị bạo hành, mất tích hoặc xâm hại tình dục.

Khi được hỏi có bao nhiêu đồn cảnh sát đã thu lợi từ ngành buôn người ở Ấn Độ, Ruchira, một nhân viên của Liên Hợp Quốc hoạt động rộng rãi khắp châu Á, nói: "Sẽ dễ dàng hơn nếu hỏi tôi có bao nhiêu trung tâm cảnh sát không tham nhũng? Tôi có thể đếm chúng trên đầu ngón tay".

Cuộc sống của người phụ nữ nặng 300kg, sinh 6 con, được mệnh danh đệ nhất mỹ nhân cả nước
Nặng tới 300 kg và có một thân hình phì nhiêu nhưng điều kỳ lạ là người phụ nữ này vẫn được tôn vinh là "đệ nhất mỹ nhân" của đất nước.
Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h