Việc tảo biển bùng phát số lượng lớn dẫn đến thiếu hụt oxy trong nước, khiến động vật biển không thể hô hấp và xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Những ngày qua, ven biển miền Trung, sinh vật biển chết dạt vào các bờ biển, và một nguyên nhân được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố là do hiện tượng Thủy triều đỏ.
Thủy triều đỏ (Red Tides) hay còn được gọi là Hồng triều là một dạng quy luật bí ẩn của đại dương, do các thành phần tảo biển đến kì nở hoa.
Gọi là Thủy triều đỏ bởi nó thường mang sắc hồng, tuy nhiên các loài tảo biển này có thể mang nhiều màu sắc khác nhau như xanh, vàng đục, đen...
Khi nở hoa, tảo đơn bào mang độc tố rất mạnh. Các nhà khoa học cho rằng đây là hiện tượng phản ứng hoá học trước những biến đổi của môi trường hoặc nhiệt độ. Đặc biệt, khi tiếp xúc với một số loại hoá chất độc hại, tảo sẽ sản sinh ra thành phần độc tố cực mạnh, độc tố này có thể khiến tất cả các sinh vật sống tê liệt thần kinh tức thời.
Đối với những loại thủy triều đỏ không độc, việc tảo biển bùng phát số lượng lớn dẫn đến thiếu hụt oxy trong nước, khiến động vật biển không thể hô hấp.
Điều đó giải thích cho nhiều cuộc thảm sát cá chết hàng loạt ở nhiều vùng biển lớn trên khắp thế giới.
Dưới đây là một số hình ảnh về Thủy triều đỏ trên thế giới:
Tại Mỹ, Thủy triều đỏ thu hút sự quan tâm ở tầm quốc gia vì chúng không chỉ tác động tới sức khỏe con người mà còn tàn phá hệ sinh thái biển và gây tác hại trực tiếp cho nền kinh tế địa phương, khu vực.
Đỉnh điểm sự tàn phá của Thủy triều đỏ diễn ra tại Mỹ là hàng trăm tấn cá chết tại Vịnh Mexico chỉ trong tháng 10/2015
Cá chết do Thủy triều đỏ dạt vào bờ biển Panama, Florida, Mỹ
Gọi là Thủy triều đỏ vì chúng thường mang sắc hồng. Hiện tượng này xuất hiện ở nhiều vùng biển khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, Thủy triều đỏ cũng thỉnh thoảng xuất hiện khiến ngư dân khiếp sợ.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng loại tảo nào nở hoa mà Thủy triều đỏ còn có các màu khác như xanh, nâu, ...
Thủy triều đỏ tại vùng biển Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc. Thủy triều đỏ lần đầu xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông năm 1998, cho đến nay, trung bình một năm xuất hiện 10 lần riêng tại tỉnh này, làm chết hàng loạt động vật biển như tôm, cá, sò..., gây nhiều thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc.
Thủy triều đỏ làm cá chết trắng bãi biển Sanibel, Mỹ
Khi tảo đơn bào nở hoa thường mang độc đố mạnh khiến các loài cá biển chết hàng loạt. Có những đợt Thủy triều đỏ kết hợp với sự cố tràn dầu khiến hàng trăm km2 mặt biển không còn một sinh vật nào sống sót.
Thậm chí khi không có độc, tảo phát tán với số lượng lớn đột biến khiến sinh vật biển chết hàng loạt vì thiếu ô xy để hô hấp
Thủy triều đỏ xuất hiện lần đầu tiên tại Columbia thuộc Anh , vào tháng 6/1793. Các thành viên trên một con thuyền đi qua khu vực đã bị chóng mặt, buồn nôn, tê tay chân sau vài phút ăn một con trai bắt tại đây. Sau đó, một người đàn ông tên John Carter đã chết vì những triệu chứng này.
Tại Hồng Kông, Thủy triều đỏ xuất hiện do sự nở rộ của loài tảo độc tên Karenia papilionacea làm 36 tấn cá chết dạt vào cửa sông Shing Mun, Sha Tin vào tháng 12/2015
Thủy triều đỏ xuất hiện ở Chile năm 2009 khiến 2 người chết
Năm 2013, Thủy triều đỏ ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại Malaysia
Hình ảnh rực rỡ này là nỗi kinh hoàng của những người dân vùng biển. Tongyeong, Hàn Quốc là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất, đến thời điểm này đã có 187 trại nuôi bị thiệt hại với số cá chết lên đến 20 triệu con năm 2013