Giữa trung tâm thành phố, nhiều phận người vẫn miệt mài với gánh nặng mưu sinh, chẳng bao giờ biết nghỉ lễ là gì.
Sài Gòn những ngày này vắng lặng đến lạ thường. Ngày Quốc tế lao động 1-5, người người tranh thủ ngày nghỉ về quê thăm nhà, hay tự thưởng cho mình một chuyến du lịch. Nhưng đâu đó, giữa trung tâm thành phố, nhiều phận người vẫn miệt mài với gánh nặng mưu sinh, chẳng bao giờ biết nghỉ lễ là gì.
Bà cụ 83 tuổi với gánh hàng rong nặng trĩu trên vai. Mấy chục năm qua, vài tấm bánh, mấy quả cóc, ổi,...là nguồn sống chính của gia đình bà ở miền quê Phú Yên xa xôi
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi trước bảo tàng TP. Hồ Chí Minh (đường Lý Tự Trọng, Q.1) của bà lão gánh hàng rong
Khi dòng người vui vẻ tham quan những công trình chào đón đại lễ thì chị lao công ở công viên 30-4 âm thầm sửa lại chiếc chổi để tiếp tục công việc làm sạch thành phố của mình
Ông Hai (76 tuổi, quê Quảng Ngãi) bán bong bóng trước thư viện Tổng hợp TP.HCM. Dịp nghỉ lễ kéo dài, vắng khách nên ông buôn bán ế ẩm
Góc đường Cao Thắng – Hàm Nghi, người phụ nữ này ngồi lặng lẽ xâu từng chuỗi hạt, chăm chút từng món lưu niệm để bán cho khách.
Ngày lễ, với người bán hàng rong này cũng giống như ngày thường, tất tả mưu sinh trên đường phố.
Ông lão hàng nước trước cổng Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (Q.1) chẳng biết bao giờ mới được nghỉ ngơi
Bà Năm cần mẫn đúc từng cái bánh tổ ong để bán cho khánh du lịch
Những người xe ôm không bao giờ “biết mặt” ngày nghỉ. Có chăng, những phút thư giãn bên tờ báo đã là giờ nghỉ ngơi quý giá của họ
Người thợ chụp hình dạo rảo bước trước dinh Thống Nhất tìm khách
Âm thanh vui nhộn phát ra từ thùng xe của những người bán kem dạo
Phút nghỉ ngơi của người đàn ông bán dừa dạo trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Ngày nào cũng vậy, xe bánh ống lá dứa này luôn có mặt tại giao lộ Võ Văn Tần – Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Người thợ già đang chăm chú vá xe cho khách ở “cửa tiệm” nhỏ xíu của mình
Người bán vé số trên đường Lê Duẩn không ngày nào “nghỉ làm”
Người đạp xích lô chợ Bến Thành, sự cần mẫn của những người lao động lam lũ này đã làm nên nét đẹp đặc trưng của Sài Gòn lưu giữ qua trăm năm