Nông dân Thanh Chương "khóc ròng" vì loại quả được ví như "vàng đen" mất mùa chưa từng có

Ngày 15/08/2024 20:58 PM (GMT+7)

Trám, loại quả được ví như "vàng đen" ở Nghệ An năm nay giá tăng mạnh. Tuy nhiên, cả người trồng và thương lái đều điêu đứng vì mất mùa.

Trám đen, một loại cây thân gỗ, được trồng nhiều ở huyện Thanh Chương (Nghệ An). Cây trám đen khi trưởng thành cao từ 10 đến 30m, thích nghi tốt với thổ nhưỡng cũng như khí hậu của địa phương. Loại quả này có màu tím thẫm, kích thước lớn và hương vị đặc trưng, bùi béo, ngậy, nên được nhiều gia đình ưa chuộng trồng.

Trước đây, trám đen ít có giá trị, vào mùa thu hoạch, nhiều quả trám rụng xuống gốc thường bị bỏ lại và không ai thu gom. Nhiều gia đình khó khăn dùng ướp trám với muối mặn để dự trữ và ăn dần trong cả năm.

Trám đen trước đây chỉ trồng để lấy gỗ, còn quả làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hằng ngày. Nhưng giờ đây quả này trở thành đặc sản có giá trị cao của vùng quê Thanh Chương.

Trám đen trước đây chỉ trồng để lấy gỗ, còn quả làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hằng ngày. Nhưng giờ đây quả này trở thành đặc sản có giá trị cao của vùng quê Thanh Chương.

Toàn huyện Thanh Chương hiện có khoảng hơn 1.000 cây trám cổ thụ, hơn 5.000 cây trám ghép, sản lượng trám hàng năm ước đạt khoảng 350 - 400 tấn. Trám đen Thanh Chương tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Nho, Hạnh Lâm, Cát Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Tiên… Bên cạnh giá trị kinh tế, trám đen còn được đánh giá cao về giá trị ẩm thực và dược liệu nhờ vào nguồn dinh dưỡng phong phú, được mệnh danh là "vàng đen", giúp nông dân huyện Thanh Chương tăng thu nhập. Ngoài bán quả tươi ra thị trường, trám đen Thanh Chương được các cơ sở chế biến thu mua để sản xuất trám muối đóng hộp, qua đó nâng cao giá trị kinh tế của loài quả được xem là "vàng đen" này.

Xã Hạnh Lâm là một trong những khu vực trồng nhiều trám ở huyện Thanh Chương. Ông Nguyễn Thành Luân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hạnh Lâm cho biết, trám thường được trồng rải rác trong vườn nhà dân, mỗi hộ có từ 5 đến 10 cây, một số hộ trồng lên tới 200 cây. "Chi phí chăm sóc trám thấp, ít sâu bệnh, nên có giá trị kinh tế cao, mỗi cây có thể mang lại 10 đến 20 triệu đồng," ông Luân nói.

Tuy nhiên, năm nay, sản lượng trám giảm xuống còn khoảng một nửa so với năm trước. Mưa lớn khi trám ra hoa và gió lốc khi quả đã đậu làm giảm năng suất. Mất mùa khiến giá trám quả tăng cao. Hiện, giá trám tươi dao động ở mức 120.000-130.000 đồng/kg, trám loại 1 có thể lên tới 150.000 đồng/kg.

Năm nay trám đen mất mùa nặng khiến nông dân thất thu.

Năm nay trám đen mất mùa nặng khiến nông dân thất thu.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Hạnh Lâm, giá cao nhưng không nhiều hộ dân có trám bán ra thị trường. Mặc dù rơi vào tình trạng mất mùa nhưng người thiệt hại nhiều hơn lại là các thương lái do phần lớn các hộ dân đã bán từ khi trám mới ra hoa.

Mùa trám năm nay, anh Nguyễn Văn Hùng, người xã Thanh Lĩnh (huyện Thanh Chương), chi 400 triệu đồng để mua trám từ trên cây. Từ tháng 3, khi trám bắt đầu ra hoa, anh đi khắp các xã như Cát Văn, Hạnh Lâm… để cọc tiền mua trám.

Anh Hùng cho biết, việc mua trám chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và cảm quan để định giá. Anh thường đánh giá tình trạng cây trám dựa trên sức khỏe của cây, số lượng hoa và quả. Những cây khỏe mạnh, có nhiều hoa thì được định giá cao hơn vì chúng có khả năng cho năng suất tốt hơn. Ngược lại, những cây kém hơn thì giá mua thấp hơn.

Theo anh Hùng, việc mua trám theo kiểu này giống như một cuộc "đặt cược", vì không có gì là chắc chắn và thường mang tính may rủi. Nếu thời tiết thuận lợi và cây trám cho quả nhiều, anh có thể thu về lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu mất mùa, như năm nay, anh bị lỗ nặng. Đầu tư 400 triệu đồng, anh Hùng dự đoán có thể thu về khoảng 150 triệu đồng, dẫn đến việc lỗ hơn 200 triệu đồng.

"Lời lỗ là tự chịu, không thể than phiền với ai. Năm nay, trám mất mùa nghiêm trọng, năng suất chỉ đạt khoảng 20% so với các năm trước", anh Hùng nói.

Giá trám loại 1 lên tới 150.000 đồng/kg nhưng không nhiều hộ trồng trám có để bán.

Giá trám loại 1 lên tới 150.000 đồng/kg nhưng không nhiều hộ trồng trám có để bán.

Cũng như các thương lái khác, việc mua trám khi cây đang ra hoa luôn mang tính may rủi. Năm nào được mùa thì có thể lãi lớn, nhưng nếu mất mùa, có thể lỗ nặng. Anh Lưu Công Long, thương lái ở huyện Thanh Chương, cho rằng đây là quy luật bù trừ trong kinh doanh, lãi lỗ là chuyện thường tình. Tuy nhiên, sau hơn chục năm buôn bán, năm nay anh trải qua một mùa trám thất thu nặng nề.

Mùa này, anh Long chi gần 1 tỷ đồng để mua quả của 135 cây đang ra hoa, rải rác trên nhiều xã. Việc mua cả cây được các thương lái thực hiện từ khoảng 7 năm trở lại đây. Theo anh Long, sản lượng trám trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bởi vậy, các thương lái mua từ khi trám vừa ra hoa nhằm tránh tình trạng tranh mua vào vụ thu hoạch, đẩy giá lên cao và để đảm bảo nguồn cung cho khách hàng ngoại tỉnh.

"Với hơn trăm cây trám đặt cọc trước, tôi ước tính sản lượng 20 tấn quả nhưng thực tế chỉ được khoảng hơn 2 tấn. Đầu tư gần 1 tỷ đồng nhưng không biết tôi có thu hồi được 150 triệu đồng không vì còn chi phí thuê người hái, nhặt trám nữa", anh Long nói.

Cây trám đen mang lại nguồn thu nhập khá cho người trồng tại huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Cây trám đen mang lại nguồn thu nhập khá cho người trồng tại huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Năm nay trám mất mùa, nguyên nhân là do thời tiết bất thường. Mưa nhiều trong thời gian trám ra hoa làm tỷ lệ đậu quả giảm. Khi quả trám còn non, gió lốc cũng làm rụng nhiều. Thêm vào đó, những cây trám cổ thụ đã qua thời kỳ sung sức và không còn cho năng suất cao, trong khi các cây trám ghép và trám lai cho quả ít và chất lượng kém.

Trám Thanh Chương nổi tiếng với hương vị thơm ngon, không chỉ thu hút thương lái trong huyện và tỉnh mà còn từ các tỉnh phía Bắc. Sau khi thu mua, một phần trám được bán lẻ làm thực phẩm, một phần khác được cung cấp cho các cơ sở chế biến, và lượng lớn còn lại được xuất bán ra các tỉnh phía Bắc, thậm chí còn xuất sang Trung Quốc.

"Do nguồn cung trám hạn chế, tình trạng cạnh tranh mua bán trở nên gay gắt. Để đảm bảo có hàng, thương lái thường tìm đến tận vườn khi trám mới ra hoa để đặt hàng sớm.

Thêm vào đó, trước mùa trám, các đầu nậu phía Bắc thường đã đặt hàng với số lượng cụ thể, vì vậy nếu không đặt trước, sẽ không thể chủ động đơn hàng của mình. Mua trám theo cách này còn giúp họ mua với giá sỉ. Trong các năm được mùa, lợi nhuận thu về có thể bù đắp cho các năm mất mùa", chị Nguyễn Thị Thúy, một đầu nậu buôn trám có tiếng ở Thanh Chương lý giải.

Chị nông dân ở Thanh Hóa thoát nghèo nhờ nuôi con vật ăn, chơi trong lồng rồi đẻ, bỏ túi 200 triệu đồng/năm
Với số vốn bỏ ra không nhiều, chi phí chăm sóc tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi chim bồ câu đang dần trở nên phổ biến với...

Nghề lạ

Theo Hoàng Trinh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h