Trong khi mọi người đều đồng tình trao đổi con thì chồng không hôn thú của chị Liên nhất định từ chối. Anh cho biết sẽ khởi kiện bệnh viện và đòi bế con về.
Bất ngờ với sự đổi ý của người bố lúc trả con
Vào chiều 25/7, bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, đã tổ chức hòa giải, trao trả hai bé gái trao nhầm hơn ba năm trước cho gia đình chị Thị Liên và chị Nguyễn Thị Thu Trang. Hơn ba năm qua, gia đình chị Liên nuôi cháu Yến và gia đình chị Trang nuôi cháu Lan Anh. Bất ngờ, thời gian gần đây, hai gia đình phát hiện, mình đã nuôi nhầm con.
Sáng 26/7, chị Trang cho biết, vào đêm qua, cháu Yến vui vẻ, trêu đùa với chị gái. Hơn 23 giờ khuya, cháu vẫn mải miết chơi cùng chị gái. Do đêm quá khuya, chị đành yêu cầu hai con đi ngủ. “Tôi rất vui khi nhìn thấy hai đứa con ruột được ở cạnh bên nhau. Tuy nhiên, tôi cũng xin khẳng định, sẽ không thay đổi tình cảm đối với cháu Lan Anh”, chị Trang chia sẻ. |
Trong buổi trao trả con, ông Hoàng Văn Thanh, Giám đốc bệnh viện, đã thay mặt ekip xin lỗi đối với hai gia đình vì đã để xảy ra sự việc đáng tiếc này. Ông cho rằng, đây là sự việc nghiêm trọng, ngoài ảnh hưởng đến tâm sinh lý của hai bé còn làm đảo lộn của sống của cả hai gia đình. “Tôi xin chịu trách nhiệm và xin lỗi đến hai gia đình”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông Điểu Toàn, Phó chủ tịch UBND xã Phước An, huyện Hớn Quản, cho biết, khi biết sự việc, phía chính quyền đã rất thận trọng trong khi xác minh sự việc. Lúc biết chính xác có sự trao nhầm con, chính quyền nhiều lần đến động viên cả hai gia đình.
Chính quyền nhiều lần tổ chức hòa giải, gặp gỡ hai gia đình để tuyên truyền, vận động trả lại con cho nhau. Mấy ngày qua, cả hai bé cũng được hai gia đình lần lượt đón về nhà cha mẹ ruột để hòa nhập dần.
Trong buổi trao trả con cho nhau, điều khiến mọi người bất ngờ là anh Huỳnh Văn Tuấn (cha ruột bé Lan Anh) giật micro cho rằng, không đồng tình. Bởi, theo anh, số tiền bệnh viện bồi thường 10 tháng lương và 8 triệu đồng, tổng cộng 20 triệu đồng là không thỏa đáng và tuyên bố sẽ khởi kiện bệnh viện. Ngay sau đó, anh bồng cháu Yến ra khỏi hội trường.
Vợ chồng chị Trang bên cạnh con ruột mới đón về
Vụ nhầm con tại Bình Phước: Chưa thể xử lý hai nữ hộ sinh
Trao nhầm con ở Bình Phước: Giải quyết thế nào để 2 bé không bị sốc tâm lý?
Vụ trao nhầm con ở Bình Phước: 'Vợ tôi đang mang bầu, trả lại con sợ bị sốc'
Vụ trao nhầm con ở Bình Phước: Người chồng từng nghi ngờ vợ vì con gái út không giống ai
Đi xét nghiệm ADN, mẹ bàng hoàng phát hiện bệnh viện trao nhầm con 3 năm trước
Chính quyền cơ sở lập tức yêu cầu anh Tuấn bồng cháu Yến quay trở lại hội trường bệnh viện. Mọi người xúm lại, khuyên anh nên cư xử nhẹ nhàng, không nên manh động như thế. Anh Tuấn vẫn một mực không đồng tình buổi trao đổi con này.
Lúc này, chị Liên bật khóc. Chị bảo, việc trao đổi con là quyền của mình và anh Tuấn không có quyền gì trong sự việc này. Bởi, mình là người sinh và nuôi cháu Yến trong suốt ba năm qua. Riêng anh Tuấn chưa một ngày nuôi cháu Yến.
Bực mình, anh Tuấn bỏ ra khỏi hội trường. Và, việc trao đổi con vẫn được tiếp diễn một cách tốt đẹp.
Nỗi lòng người mẹ S’tiêng
Tối cùng ngày, chị Liên nghẹn đắng cho biết, sự việc nhầm con này là điều không ai mong muốn. Từ trước đến nay, chị cứ ngỡ bé Yến là con ruột của mình. Chị yêu thương cháu như chính khúc ruột. Khi gia đình chị Trang thông báo có sự nhầm lẫn của bệnh viện khi trao con vào ba năm trước, chị không thể tin.
“Thử hỏi, bao nhiêu năm qua, mình nuôi con. Bỗng dưng, có một người đến bảo, đứa trẻ mình đang nuôi không phải là con của mình thì ai có thể chấp nhận”, chị nói.
Chị Liên đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Sau cùng, chị biết, dù mình có yêu thương Yến bao nhiêu đi nữa thì vẫn cần đưa cháu trở về sống cùng với cha mẹ ruột. Đồng thời, mình cần rước đứa con ruột của mình về nuôi. Tuy nhiên, chị sẽ vẫn yêu Yến như bao năm qua. Và, từ nay, chị sẽ có cùng lúc hai đứa con.
Chị kể thêm, hơn ba năm trước, chị yêu và trao thân cho anh Huỳnh Văn Tuấn. Khi thai bốn tuần tuổi, chị thông báo với Tuấn và đề nghị được kết hôn. Thế nhưng, Tuấn không những không chịu trách nhiệm mà còn “truất ngựa truy phong”, không nói một lời.
Cháu Lan Anh chỉ nói chuyện với bà ngoại
Từ đó đến nay, cháu Yến lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình ngoại. Khi sinh, gia đình cũng lấy họ của chị làm họ cho Yến.
Ông bà ngoại và em trai của chị Liên rất thương Yến. Do có thêm người, ông ngoại và cậu phải làm thuê, làm mướn nhiều hơn để có tiền nuôi Yến. Mặc dù khổ cực, nhưng họ chưa một lần kêu than.
Bao nhiêu tình cảm, cả gia đình dành hết cho Yến. Vì vậy, khi hay tin bệnh viện trao nhầm con, cả gia đình chị đều cảm thấy sốc.
Vài tháng trước, Tuấn trở về, xin được nối lại tình xưa. Tình cảm của chị Liên đối với người chồng không hôn thú vẫn còn nên chấp thuận. Sống chung với nhau chỉ được một thời gian ngắn thì chị mang thai. Chỉ còn vài tuần nữa, chị sẽ hạ sinh đứa con thứ hai.
Chị Liên cho biết thêm, cháu Lan Anh trở về với mẹ ruột nhưng vẫn rất nhớ vợ chồng chị Trang. Cháu cứ khóc suốt, không nói năng gì. Thỉnh thoảng, cháu chỉ trò chuyện vài từ với bà ngoại. “Nhìn Lan Anh như thế, tôi xót lắm! Cũng may, khuya, do quá mệt, cháu lăn ra ngủ”, chị Liên nói.
Giữa 2016, bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long nhận được đơn của gia đình anh Vũ Đình Khiên và chị Nguyễn Thị Thu Trang (phường Phú Thịnh) về việc con gái đang sống cùng không cùng huyết thống và đã có kết quả xét nghiệm ADN. Bệnh viện kiểm tra hồ sơ sản khoa lưu trữ. Vào 6 giờ ngày 10/1/2013, chị Trang nhập viện chờ sinh và 30 phút sau, sinh bé gái, cân nặng 3kg. Cùng ngày, lúc 2h30 phút, sản phụ Thị Liên (dân tộc S’tiêng) nhập viện chờ sinh và cũng sinh bé gái cùng giờ với chị Trang, trẻ nặng 3 kg. Đây là 2 ca sinh cuối ca trực. Hai nữ hộ sinh đã thức suốt đêm để làm nhiệm vụ. Có thể, do trong quá trình bồng hai trẻ đi tắm sau khi sinh, lúc trao lại, hộ sinh đã trao nhầm . |