Nữ du học sinh Thái ở Vũ Hán: "Tôi không biết sẽ chết vì đói hay vì virus Corona"

Ngày 31/01/2020 00:12 AM (GMT+7)

Những con người đang ở lại Vũ Hán đã kể về nỗi sợ khi toàn bộ thành phố bị phong tỏa, không thể mua đồ ăn vì siêu thị hết sạch đồ, đường phố vắng bóng người và xe cộ.

Cô gái Thái Lan du học ở Vũ Hán: Siêu thị trống rỗng, đồ ăn tích trữ không còn

Dailymail đưa tin, Pasnicha Krutdamrongchai (du học sinh Thái Lan, đang học ở Đại học Vũ Hán) đang chờ đợi sự giải cứu từ chính phủ Thái Lan ra khỏi ổ dịch Corona.

Pasnicha cho biết trước khi có lệnh phong tỏa thành phố, cô không kịp tích trữ đồ ăn. Hiện hầu hết du học sinh đang không có lương thực vì không kịp tích trữ. Chia sẻ trên MXH, Pasnicha nói: "Chúng tôi không thể ra ngoài để mua đồ ăn, còn các siêu thị cũng đã cháy hàng". 

Nữ du học sinh Thái ở Vũ Hán: amp;#34;Tôi không biết sẽ chết vì đói hay vì virus Coronaamp;#34; - 1

Pasnicha nói rằng nếu tiếp tục ở đây, cô không biết sẽ chết vì đói hay vì virus Corona nữa

Pasnicha và nhiều sinh viên khác ngoài mối lo bị lây nhiễm virus Corona còn phải đối mặt với thực tế có thể chết đói. "Tôi đang chờ đợi sự giúp đỡ từ chính phủ Thái Lan. Nếu vẫn tiếp tục ở đây, tôi không biết sẽ chết vì đói hay vì virus Corona nữa. Tôi thực sự muốn về nhà nhưng giờ đây hy vọng đang rất mong manh", Pasnicha lo lắng. 

Pasnicha cho biết hiện cô đang bị stress khi chính phủ Thái Lan hiện chưa thể làm gì để giúp công dân ra khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, bạn bè cùng lớp của cô ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia... đều đã nhận được liên lạc từ đại sứ quán và được đưa ra khỏi ổ dịch.

Du học sinh Mỹ trong tâm chấn Vũ Hán: "Tôi đã quẩn quanh trong phòng suốt 1 tuần"

Nicholas Schneider (21 tuổi) là du học sinh người Mỹ đang bị mắc kẹt ở Vũ Hán. Gần một tuần nay, Nicholas cố gắng thoát khỏi vùng tâm dịch nhưng đều thất bại. 

Trả lời phóng vấn trên Reuters, Nicholas cho biết trường Đại học Vũ Hán - ngôi trường mà anh đang theo học nằm cách khu chợ hải sản - nơi bùng phát dịch Corona chỉ khoảng 16 km. "Vũ Hán đang như một "thành phố ma", đường phố vắng bóng người và xe cộ qua lại. Nơi đây vắng lặng một cách lạ thường. Tôi có cảm giác như đang sống trong những ngày tận thế", Nicholas chia sẻ.

Nữ du học sinh Thái ở Vũ Hán: amp;#34;Tôi không biết sẽ chết vì đói hay vì virus Coronaamp;#34; - 2

Nicholas (bên trái) đang sống trong sợ hãi ở "thành phố ma" Vũ Hán

Nicholas kể, vào ngày 23/1 vừa qua, anh từng nghĩ đến việc nhảy lên một chiếc tàu hỏa để rời khỏi Vũ Hán nhưng ý định này bị bố mẹ phản đối.

"Bố mẹ tôi nói rằng tàu hỏa không phải nơi nên đến trong tình hình này. Tôi quyết định ở lại và đó là lần đầu tôi thấy sợ hãi vì bế tắc, không biết phải làm gì tiếp theo", Nicholas chia sẻ. 

Sau đó, anh đã liên hệ với Đại sứ quán Mỹ để tìm lối thoát. Phía Đại sứ quán cho biết anh có thể mua một ghế trên chuyến bay với giá 1.100 USD nhưng phải tự tìm cách ra sân bay cách Vũ Hán 48km. Trong khi các phương tiện ngừng hoạt động, Nicholas không có cách nào đi được và đành dành ghế đó cho người khác. 

Đến giờ, Nicholas chỉ quanh quẩn trong phòng. Anh đội mũ bóng rổ, đeo găng tay, đeo khẩu trang dày để đi chợ gần đó để mua đồ ăn, nước uống. Nicholas hy vọng sẽ được lên đường thoát khỏi Vũ Hán vào thứ Bảy tới.

Bác sĩ người châu Phi ở Vũ Hán: "Không muốn chạm vào những món đồ đã mua ở siêu thị"

Khamis Hassan Bakari (39 tuổi) là bác sĩ người Tanzania hiện đang mắc kẹt ở Vũ Hán miêu tả những siêu thị đông đúc ở thành phố giờ trở nên vắng vẻ hơn bao giờ hết. "Mọi người đều sợ hãi. Sợ gặp bất cứ ai. Thậm chí còn không muốn chạm vào những món đồ đã mua ở siêu thị", bác sĩ Bakari kể. 

Nữ du học sinh Thái ở Vũ Hán: amp;#34;Tôi không biết sẽ chết vì đói hay vì virus Coronaamp;#34; - 3

Bác sĩ Bakari đứng giữa một con đường vắng ở Vũ Hán

Ước tính có khoảng vài nghìn người châu Phi đang du học và làm việc ở Vũ Hán và không ai trong số họ lường trước tình cảnh này. Không ai rõ lệnh phong tỏa sẽ kéo dài bao lâu hoặc virus lây lan qua những cách nào. 

Bác sĩ Bakari và một nhóm bác sĩ Đông Phi phải thường xuyên cập nhật thông tin để các du học sinh nắm được. 

Tiến sĩ Hilal Kizwi (một người cùng nhóm với bác sĩ Bakari) mô tả thực trạng ở đây vô cùng loạn, đặc biệt đối với những người châu Phi mới đến và những người không biết tiếng Trung Quốc. "Tôi cảm giác như đang bị giam cầm ở đây. Mỗi khi ra ngoài, tôi đeo 2 khẩu trang thay vì 1 cái. Mọi người đề nghị đại sứ quán Tanzania cho rời Vũ Hán, họ nói đang lên kế hoạch. Nhưng tôi không kỳ vọng nhiều", tiến sĩ Hilal chia sẻ.

Theo thông tin mới nhất, 170 người tử vong vì virus corona mới kể từ khi nó xuất hiện hơn 7.700 người nhiễm bệnh ở ổ dịch Vũ Hán. Trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Trung Quốc đã áp đặt lệnh phong tỏa cấm đi lại trong và xung quanh Vũ Hán, khiến 11 triệu dân mắc kẹt, bao gồm hàng nghìn người nước ngoài.

Hiện những tuyến giao thông huyết mạch của thành phố Vũ Hán đều không còn bóng người và xe cộ. Thậm chí những con tàu trên sông cũng biến mất.

Cập nhật virus Corona: Ca mắc tăng nhanh, sân bay Nội Bài náo loạn vì 2 khách TQ sốt cao
Dịch viêm phổi do virus Corona được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Đến nay đã lan ra nhiều tỉnh, thành phố và gần 20 quốc gia...
Hà Anh (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19