Dương Khánh Huyền (Quảng Ninh, 24 tuổi) đang học tiếp chương trình thạc sĩ tại Nga với học bổng toàn phần trị giá 1,5 tỷ đồng. Ít ai biết đằng sau vinh quang ấy là cả một hành trình dài nhiều đắng cay, nước mắt…
Bắt đầu từ cú sốc bị phạt vì đạo văn năm 18 tuổi
Nhiều năm đi qua nhưng câu chuyện học sinh giỏi văn, từng là thành viên đội tuyển quốc gia văn nhưng lại bị phạt vì đạo văn, phải học lại luôn là bài học Huyền nhắc bản thân phải nhớ.
Huyền yêu Văn như hơi thở. Cô gái Quảng Ninh bắt đầu vào đội tuyển văn từ năm lớp 7. Lần đầu tiên cô gái ấy đạt giải nhất TP Hạ Long, giải nhì tỉnh Quảng Ninh vào năm lớp 9. Từ thành phố Móng Cái địa đầu Tổ quốc, Huyền đỗ chuyên văn - THPT Chuyên Hạ Long (Khóa 2016 - 2018), với tỉ lệ chọi khắc nghiệt. 8 năm đi qua, mỗi khi nhớ lại, Huyền luôn cảm thấy tự hào.
Thẻ dự thi kì thi Học sinh giỏi cấp tỉnh của Khánh Huyền.
Kì 2 lớp 10 mình Huyền thi và đỗ đội tuyển Học sinh giỏi văn với những chuỗi ngày miệt mài ôn luyện không hề mệt mỏi. Niềm vui đến khi Huyền là một trong ba bạn được đại diện trường thi giải Hùng Vương ( bao gồm các tỉnh phía Bắc) và đạt huy chương bạc.
Năm 2018, trong kì thi tuyển sinh Đại học, Huyền lọt top 5 điểm thí sinh cao nhất khối C năm 2018 được thưởng 13,5 triệu của Tỉnh. Tổng điểm khối C của Huyền là 27 điểm (Sử: 9,5, Văn: 8,75, Địa: 8,5 cùng 0,25 điểm cộng vùng). Năm cuối lớp 12 điểm tổng kết Văn của Huyền là 9,0.
Nữ sinh Quảng Ninh văn võ song toàn và cú sốc tuổi 18.
Chính bản thân Huyền cũng bao giờ nghĩ tới việc mình sẽ bị phạt vì đạo văn, phải học lại. Đó là khi cô gái Quảng Ninh chân ướt chân ráo từ cấp 3 lên đại học: năm nhất, môn lí luận văn học.
“Đó là môn nổi tiếng hàn lâm, lớp tôi là lớp chất lượng cao thì độ khó gia tăng hơn nhiều. Với tư duy của đứa con nít chưa biết thế nào là nghiên cứu khoa học thực thụ, tôi đã đi thư viện và đọc nhiều sách, tài liệu tham khảo, sau đó thêm với suy nghĩ của mình và viết ra một bài nộp cho thầy”- Huyền bần thần nhớ lại.
Với nữ sinh nhiều năm liền là học sinh giỏi Văn, lớp chất lượng cao, việc học lại như một cú sốc lớn vì đồng nghĩa với việc có khả năng bị ra khỏi lớp.
“Tôi đã làm thầy cô thất vọng, mãi về sau tôi mới hiểu được sự khắt khe đó. Nhất định là cần thiết, rèn luyện cho chúng tôi sự độc lập trong tư duy, tôn trọng chất xám của người khác, cho dù là nửa chữ. Bài học đó đi theo tôi đến bây giờ”- Khánh Huyền trải lòng.
Hành trình đến với học bổng toàn phần tại xứ sở Bạch Dương
Huyền thích nghe thầy Đỗ Hải Phong giảng về văn học Nga. Như chú gấu nâu say mật ong, cô gái sinh năm 2000 mơ ước nhiều năm sau này sẽ trở thành thế hệ kế cận của thầy cô mình. Trong hàng vạn con đường phía, Khánh Huyền đã lựa chọn du học Nga, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn - Văn học Nga.
Suy nghĩ hối thúc hành động, cô nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ từ GPA đến hoạt động ngoại khoá, ngoại ngữ, ti tỉ kĩ năng mềm khác. Kỳ một năm thứ 3 đại học, nữ sinh Quảng lần đầu đạt GPA 4.0, lần đầu được giấy khen sinh viên 5 Tốt, quyết tâm thi và đỗ lại vào lớp chất lượng cao trong sự giúp đỡ của các bạn.
Không những vậy, nữ sinh Quảng Ninh còn giành học bổng toàn phần trị giá 1,5 tỷ đồng chương trình học Thạc sĩ tại xứ sở bạch dương. Dự định vào năm 2026 tới, cô sẽ tiếp tục apply học bổng tiến sĩ.
Khánh Huyền hạnh phúc bên bè bạn.
Từ một người đã thành công apply học bổng hiệp định toàn phần Việt - Nga, Khánh Huyền bật mí kinh nghiệm của cá nhân cô:
Về hồ sơ học thuật: GPA càng cao càng tốt, có hoạt động học thuật ( nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học…) GPA và bảng điểm 4 năm là quan trọng nhất, đặc biệt là chuyên ngành định chọn. Ví dụ chọn chuyên ngành Văm học Nga, thì điểm nên tương đối.
-Về hồ sơ hoạt động ngoại khoá: tham gia và sáng lập những hoạt động cùng chuyên ngành cả trong, ngoài nước và có certi minh chứng. Các tổ chức uy tín tham khảo như CSDS, AIESEC, YISC, VEO. Như Khánh Huền là về giáo dục: nữ sinh tham gia những hoạt động dạy tình nguyện trong và ngoài nước,cô sáng lập dự án xây thư viện tại quê nhà.
-Về ngoại ngữ: Huyền trau dồi 3 thứ tiếng Nga, Anh và tiếng Trung ( có thời gian rảnh cô học thêm tiếng Trung và sau này chính là phao cứu sinh của Huyền ở nước Nga. 50% bạn bè của Khánh Huyền là du học sinh Trung Quốc tại Nga, thuận lợi rất nhiều trong cuộc sống)
Thanh xuân rực rỡ của Dương Khánh Huyền
-Về thể thao: Huyền từng giành Huy chương bạc tỉnh Quảng Ninh môn taekwondo. Bởi vì Nga là đất nước yêu thể thao, hằng năm có đại hội thể thao mùa đông và là nơi đào tạo vận động viên top đầu thế giới. Thể thao là văn hoá đẹp của Nga.
Đặc biệt, Huyền có thư giới thiệu từ thầy trưởng khoa và cô chủ nhiệm, hai thầy cô đã từng được đào tạo ở Nga, giúp tăng độ uy tín cho hồ sơ.
Cô nàng hiện đang là bí thư chi đoàn Pushkin Institute 2023 – 2024, là thành viên ban cán sự Đoàn Việt Nam tại Liên bang Nga 2023. Xa gia đình, xa nếp nhà và văn hoá quê hương, đến một nơi mới, một đất nước xa lạ kéo theo phong tục tập quán, con người, mọi thứ đều lạ lẫm với Huyền.
“Trong kì tết đầu tiên, tôi đóng cửa khóc trong phòng vì nhớ không khí quây quần mâm cơm tết. Tôi nhớ hồi mới sang, cứ lấy tay giữ cửa sổ vì sợ rơi vỡ, bởi lẽ cửa sổ bên này có thể mở 3 hướng, khác hẳn ở nhà”.
Câu chuyện về nữ sinh Quảng Ninh sinh năm 2000 với trái tim dành trọn cho văn chương vẫn đang nhận được sự thu hút trên mạng xã hội và truyền cảm hứng vô cùng tích cực tới các bạn trẻ.