Nửa đêm nghe âm thanh lạ gần chuồng lợn, lần theo không ngờ phát hiện mộ hoàng đế TQ

Ngày 22/09/2021 13:31 PM (GMT+7)

Trong cuộc sống có nhiều chuyện ngẫu nhiên đến lạ kỳ. Câu chuyện sau đây ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc là một ví dụ.

Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, những người dân thôn Loan Chương, huyện Từ, tỉnh Hà Bắc bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Đường sá được xây dựng, cải tạo và nhiều ngôi nhà mới mọc lên. Việc xây nhà, làm đường đều cần đất đá và họ khai thác đất đá từ quả đồi lớn gần thôn.

Sự việc tình cờ được phát hiện ở khu vực chuồng lợn nhà dân (ảnh minh họa)

Sự việc tình cờ được phát hiện ở khu vực chuồng lợn nhà dân (ảnh minh họa)

Trải qua nhiều năm, do nhu cầu khai thác của con người, một quả đồi lớn ban đầu dần chỉ còn là một gò nhỏ, rồi tiếp tục được khai thác cho đến khi bị san bằng. Không muốn lãng phí nền đất tốt, thôn dân đã xây cất căn nhà và làm vườn trồng rau, nuôi lợn ngay trên nền đất này. Đến đây, quả đồi đã hoàn toàn biến mất, không còn dấu vết.

Do nhu cầu khai thác của con người, một quả đồi lớn ban đầu dần chỉ còn là một gò nhỏ rồi biến mất (ảnh minh họa)

Do nhu cầu khai thác của con người, một quả đồi lớn ban đầu dần chỉ còn là một gò nhỏ rồi biến mất (ảnh minh họa)

Vào một đêm mùa hạ năm 1958, khoảng thời gian không xa sau khi ngôi nhà mới được xây dựng, một người dân họ Trương nghe thấy âm thanh lạch cạch, leng keng ở khu vực chuồng lợn nhà mình. Lúc đầu, ông không bận tâm lắm. Nhưng sau đó, những âm thanh đó lại xuất hiện, giống như tiếng va chạm các dụng cụ bằng sắt vậy.

Người này bỗng thấy hoang mang, rõ ràng khi đó không có hộ gia đình nào xây dựng gì, sao lại có tiếng động lạ giữa đêm?

Vài ngày sau vẫn nghe thấy âm thanh như vậy, ông Trương bắt đầu hoảng sợ, lo lắng vì nghĩ có người muốn trộm lợn nhà mình.

Người dân địa phương phát hiện có mấy hố lớn ngay gần chuồng lợn (ảnh minh họa)

Người dân địa phương phát hiện có mấy hố lớn ngay gần chuồng lợn (ảnh minh họa)

Ông Trương đi thẳng ra chuồng lợn kiểm tra thì không thấy có gì bất thường. Lấy làm lạ, người thôn dân đó đi vài vòng xung quanh khu vực gần chuồng lợn thì phát hiện có mấy hố lớn. Mỗi hố đều rất sâu nhưng ông không biết dẫn đến đâu. Ngày thường cỏ dại um tùm che lấp nên ông đã không nhận ra những hố này.

Thấy lạ và lo lắng có chuyện chẳng lành nên ông Trương đã báo cho chính quyền địa phương.

Sau khi kiểm tra xem xét cẩn thận, chính quyền địa phương cũng không biết những hố này là gì, nhưng nghi ngờ có thể có mộ bên dưới nên họ liên hệ với các nhà khảo cổ.

Ngôi mộ đã bị những kẻ trộm mộ “ghé thăm” (ảnh minh họa)

Ngôi mộ đã bị những kẻ trộm mộ “ghé thăm” (ảnh minh họa)

Có mặt tại hiện trường, khảo sát kỹ lưỡng, kết hợp lời kể, mô tả của người dân, các nhà khảo cổ nghi ngờ âm thanh mà dân làng nghe thấy hằng đêm có thể là từ kẻ trộm mộ đã đào các hố này.

Thôn trang này kỳ thực cũng không xa di chỉ Nghiệp Thành, kinh đô của Đông Ngụy xưa, chỉ cách khoảng 5km. Vì vậy, các nhà khảo cổ cũng không ngạc nhiên khi có ngôi mộ cổ xuất hiện ở khu vực này.

Sau khi khảo sát kỹ, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật bằng các thiết bị chuyên nghiệp.

Căn cứ vào văn tự, hình vẽ trên tường, chuyên gia xác định ngôi mộ này đã có lịch sử khoảng trên nghìn năm, có thể nói là đã lâu đời và rất giá trị.

Tranh tường trong lăng mộ hoàng đế Cao Dương

Tranh tường trong lăng mộ hoàng đế Cao Dương

Sau khi vào được mộ thất, các chuyên gia chứng kiến một cảnh tượng hỗn độn, rõ ràng nơi đây đã bị những tên trộm “ghé thăm”, có thể nhiều đồ tùy táng quý giá đã bị chúng lấy đi.

Số di vật quý giá còn lại mà các chuyên gia tìm thấy có số lượng khoảng 2.000.

Căn cứ vào các di vật, văn tự trong mộ thất, kết cấu lăng mộ, các chuyên gia dự đoán đây là lăng mộ hoàng gia thời Bắc Tề. Đồ tùy táng trong ngôi mộ cho thấy chủ nhân ngôi mộ là hoàng đế Cao Dương, triều Bắc Tề. Đây là một phát hiện khảo cổ cực lớn.

Cao Dương là hoàng đế sáng lập triều Bắc Tề. Trong “Bắc Tề thư” có chép về hoàng đế này là “trí tuệ mẫn tiệp, ngoài nhu trong cương, hành sự quyết đoán”, ý nói Cao Dương thời trẻ đã hiển lộ sự thông tuệ.

Hẳn ban đầu Cao Dương là một hoàng đế đầy triển vọng nên sử sách Trung Quốc mới dành cho nhân vật lịch sử này những lời tốt đẹp như vậy.

Nhưng Cao Dương đã không giữ được hình ảnh này lâu, bởi về sau, ông ta đã biến thành kẻ cai trị tàn bạo, trở thành một hôn quân, lấy giết người làm trò vui, say sưa tối ngày, không màng triều chính.

Các chuyên gia khảo cổ chia sẻ rằng, sở dĩ Cao Dương có sự thay đổi như vậy, là do áp lực quá lớn và nghiện rượu, dẫn đến chứng bệnh tâm thần phân liệt. Cao Dương qua đời khi mới 31 tuổi.

Nhân vật hoàng đế Cao Dương trong phim truyền hình Trung Quốc

Nhân vật hoàng đế Cao Dương trong phim truyền hình Trung Quốc

Từ một minh quân thành một hôn quân của Bắc Tề, những lời bình của sử gia khi đó dành cho nhân vật này cũng thay đổi.

Dù nhiều di vật đã được tìm thấy trong lăng mộ này, nhưng các chuyên gia không tìm thấy quan tài, cũng không thấy hài cốt. Các chuyên gia kinh nghiệm cho rằng có thể đây chỉ là mộ giả của Cao Dương, nên không có thi thể của chủ nhân ngôi mộ. Mộ giả được lập để tránh cho “giấc ngủ ngàn thu” của chủ nhân khỏi bị quấy rầy bởi những kẻ trộm mộ.

Người dân địa phương sau đó đã nhận được phần thưởng 200 NDT vì đã kịp thời cung cấp thông tin quan trọng để nhiều di vật quý kịp thời được bảo tồn. Người dân địa phương cũng cảm thấy vui vì không những giải tỏa được nỗi lo mất trộm lợn mà còn góp phần phát hiện ra di tích và những di vật quý giá này, có thể nói là họ đã tình cờ làm nên kỳ tích.

Vị phi tần được độc sủng, khiến hoàng đế Thuận Trị phá vỡ hàng loạt quy tắc
Nhận được sự sủng ái có một không hai từ Hoàng đế Thuận Trị nhưng cuộc đời Đổng Ngạc phi lại kết thúc trong bi kịch.

Tin tức 24h

Theo Hồng Nhung - Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h