Mỗi tối, chị Phương sẽ nhận thực phẩm: thịt, rau, tép, bí ngô... từ mạnh thường quân tại điểm chốt của chung cư. Sau đó chị xuống nhận đồ...
"Ôm trọn" người nghèo mùa giãn cách ở SG: Chú ơi, con tặng bánh ăn nè, hổng có bán đâu…
Nổi tiếng trên Tiktok với tài khoản tên “Lâm Ống Húc” chuyên đi phát bánh mì, sữa cho người vô gia cư, anh Phạm Tùng Lâm (30 tuổi, TP.Thủ Đức) đã có chuyến “COVID bụi” đáng nhớ trong ngày tháng giãn cách xã hội. Nhiều người biết đến anh bởi giọng nói rặt
“COVID bụi – 30 ngày ôm trọn Sài Gòn”
Hơn 1 tháng rong ruổi khắp các quận, huyện ở TP.HCM để phát quà cho người vô gia cư, anh Phạm Tùng Lâm cùng với chiếc xe cub tự chế để chở bánh mì, sữa, khẩu trang đã giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn trên đường có thêm bữa no qua mùa dịch.
Anh Lâm cho biết, từ khi dịch bệnh bùng phát căng thẳng trở lại, tình hình giãn cách kéo dài, ngoài đường có rất nhiều cô chú lao động nghèo rơi vào cảnh khốn đốn. Vốn sinh ra trong cảnh nghèo khó, anh càng hiểu hơn “chiếc bụng đói” của họ, vậy nên anh đã quyết định đóng cửa tạm thời xưởng gỗ của mình và bắt đầu hành trình lang thang khắp Sài Gòn.
“Bắt đầu chuyến đi này từ ngày 9/7, đến nay hơn 1 tháng, ngày nào cũng có nhiều kỉ niệm và câu chuyện vui tôi bắt gặp trên đường. Nhiều người nghĩ là tôi đang giúp họ, nhưng thật ra là tôi đang giúp chính mình, tự cứu lấy lí tưởng sống của mình và xóa bỏ đi những khoảng cách xã hội, sự giàu nghèo vốn có vì thật ra tôi cũng lớn lên nhờ những “cô chú xã hội” như vậy đó”, anh Lâm tâm sự.
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, sớm lăn lộn vào đời, va chạm những thử thách lớn nhỏ, anh Lâm hiểu những người vô gia cư ấy cũng là một phần rất đặc trưng ở thành phố này. Anh nói: “Sài Gòn bình thường huyên náo, vui vẻ bao nhiêu, giờ dịch bệnh lại buồn và vắng vẻ bấy nhiều. Phải nói là từ lúc sinh ra đến bây giờ, đây là lần đầu tiên tôi thấy thành phố này buồn đến vậy. Người có quê để về, người có nhà để trốn dịch, nhưng những người nghèo khổ ấy thì không. Thời gian này mình khổ một, nhưng có lẽ họ khổ hơn 2,3 lần, vì kế mưu sinh cũng chẳng còn nữa. Cái bánh, hộp sữa chỉ giúp họ qua cơn đói, chuyện nhỏ nhoi vậy tôi thật không thể bỏ rơi họ”.
Cầm trên tay phần bánh mì và sữa mới nhận, chú Nguyễn Hải (TP.Thủ Đức) tỏ ra vui mừng: "Thế là có bữa tối ăn đúng giờ, thấy cậu này nhìn vui vui, nói chuyện cũng hài hước nữa nên tui kêu anh em ra xin luôn. Biết cậu đi phát vậy cũng cực và nguy hiểm quá, mong cậu có nhiều sức khỏe để giúp đỡ nhiều người".
Mỗi ngày, dù nắng hay mưa, anh vẫn xuất hiện trên đường phố với đôi dép lào, độc chiếc áo jean, quần đùi, cùng mái tóc dài nghệ sĩ, chất giọng hóm hỉnh khi phát quà. Anh cho rằng, cách nói chuyện của mình phản ánh rõ con người của mình, không cố phô trương hay những lời bóng bẩy, có sao nói vậy. Sau các video đăng lên mạng xã hội nhiều khi còn bị nhiều người nghĩ là “nói tục, nói bậy”, nhưng người nhận vẫn cười vì họ biết mình đang đùa và anh cũng hiểu được cảm xúc của họ để nói chuyện có chừng mực.
30 ngày ôm trọn Sài Gòn, đến với người nghèo bằng những phần quà đơn giản nhất, anh Lâm tâm sự rằng: “Tôi mong muốn mình vượt qua được giới hạn của bản thân, thoát ra khỏi vùng an toàn của mình để đến gần hơn với cô chú ngoài kia, chia sẻ với họ một phần và để trân quý hơn những gì mình có hiện tại. Cá nhân tôi tự làm thiện nguyện một mình, đi một mình, nhiều khi còn rất nhiều thiếu sót, nhưng may cho đến nay, tôi vẫn đã tiếp tục và nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người”.
Được tiêm “vắc xin xã hội” từ nhỏ: Lăn lội ngoài đời từ sớm cho tôi sự cứng cỏi, mạnh mẽ
Trong thời gian TP.HCM áp dụng chỉ thị 16, việc ra ngoài của người dân cần có lý do chinhsh đáng. Chia sẻ về những khó khăn trong chuyến đi của mình khi phải liên tục ở ngoài đường, anh cho biết vì bản thân làm thiện nguyện tự phát, không có tổ chức nên không có giấy tờ lưu thông qua những trạm chốt kiểm soát. “Mỗi khi bị lực lượng chức năng giữ lại, tôi đều giải thích rằng mình đang đi giúp bà con chứ không phải buôn bán hay kinh doanh qua những video clip mình quay lại được. Sau đấy họ đều cho tôi đi và không quên kèm lời chúc sức khỏe, giữ an toàn. Nhiều trạm chốt thấy tôi từ xa quen mặt là cho đi qua luôn. Về lý, họ đã “bẻ cong” để giúp tôi rất nhiều”, anh tâm sự.
Tuy vậy, anh không muốn việc làm của mình là "đầu têu" để những người khác lợi dụng rồi cùng lao ra đường, mọi người nên nghiêm chỉnh ở nhà tuân thủ giãn cách và hạn chế ra ngoài vì những việc cá nhân.
Để đảm bảo an toàn cho mình và người xung quanh, anh luôn cố gắng tuân thủ 5K và tự xét nghiệm âm tính 2 lần một ngày tại nhà. Nói về nỗi sợ trở thành F0, anh vui vẻ kể: “Thật ra, từ nhỏ tôi đã được tiêm “vắc xin xã hội”, những cơn đau ốm vặt vãnh tự tới rồi tự lành, cảm giác sức đề kháng của tôi đủ tốt để chống lại những căn bệnh do virus tấn công như hồi nhỏ là uốn ván hay cảm cúm… Những đau khổ, lăn lội ngoài đời từ sớm cho tôi sự cứng cỏi để bình tĩnh vượt qua mọi chuyện nên là đã dám đi thì cũng sẽ sẵn sàng đón nhận. Nói vui là cái gì tới thì sẽ tới”.
Được biết, quỹ hoạt động của anh ban đầu do sự đóng góp của một số người thân, bạn bè và tiền cá nhân. Sau này khi nhiều người biết, anh cũng ngại nhận sự ủng hộ của mọi người qua mạng xã hội. “Đây xem như quỹ đen của tôi vậy đó, tôi nhận tiền, nhận quà nhưng cũng nói rõ cái này hoạt động dựa trên niềm tin của người ủng hộ và lương tâm của chính tôi vì sẽ không có khoản sao kê hay bảng thu chi nào, vì tôi đi cả ngày, thời gian không đủ để làm những chuyện đó”, anh khẳng định.
Qua mạng xã hội TikTok, anh Lâm nhận được nhiều sự yêu thích và quý mến của người xem bởi cách cho “tử tế” của mình, với hình ảnh “Lâm Ống Húc”, chỉ cần ra đường, nhiều người không khó để nhận ra anh trên chiếc xe cub băng qua từng con phố, hẻm nhỏ ở Sài Gòn với tiếng rao đặc biệt: “Bánh mì không cô chú, bánh mì một ổ 5 ngàn, hai ổ cho luôn,…”, “Chú ơi, con tặng bánh ăn nè hổng có bán đâu…”.
Tin liên quan
Suốt 36 năm qua, bà luôn đau đáu nỗi nhớ nhà, mong một ngày có thể trở về quê hương, gặp những người thân ruột thịt của mình dù chỉ một lần.
Ngoài tham gia công tác chống dịch, chàng bác sĩ trẻ còn mở sạp rau 0 đồng gửi đến những hoàn cảnh khó khăn.
Những phần ăn miễn phí đầy đủ thịt, cá được chế biến từ nguyên liệu tươi, sạch và chất lượng, khiến nhiều người phải trầm trồ.
Tin bài cùng chủ đề Chuyện Sài Gòn
Giữa sự ồn ào, tấp nập của phố ẩm thực Vĩnh Khánh, những lời hát hay như “nuốt đĩa” của một nhóm bạn trẻ thu hút nhiều người dừng chân ghé xem. Không cần sân khấu hoành tráng, không mong cầu...