PGS Bùi Hiền tiếp tục công bố phần 2 cải tiến 'Tiếq Việt' sau 40 năm nghiên cứu

Ngày 26/12/2017 09:25 AM (GMT+7)

PGS Bùi Hiền quyết định công bố phần 2 nghiên cứu cải tiến chữ viết tiếng Việt thay vì vào tháng 3-2018 như dự định.

PGS Bùi Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, cho biết ông đã hoàn thiện phần 2 nghiên cứu cải tiến chữ viết tiếng Việt và công bố sớm hơn dự kiến.

PGS Bùi Hiền tiếp tục công bố phần 2 cải tiến amp;#39;Tiếq Việtamp;#39; sau 40 năm nghiên cứu - 1

Đề xuất của PGS Bùi Hiền gây nhiều tranh cãi

Theo PGS Hiền, thông tin phần thứ nhất đã công bố mới chỉ đề cập cải tiến hệ thống phụ âm theo  nguyên tắc "mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt".

Trong phần thứ hai này, PGS Bùi Hiền cho biết hoàn thiện nghiên cứu về nguyên âm của tiếng Việt. Tác giả tìm cách phát hiện chính xác, đầy đủ hệ thống âm vị nguyên âm, từ đó chọn ra những chữ cái tương ứng với từng âm vị trên nguyên tắc "một âm vị - một chữ cái".

Có hai vấn đề then chốt cần giải quyết dứt điểm là: Số lượng âm vị nguyên âm thực sự hiện có trong Tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương ứng; nguyên tắc tổ hợp các nguyên âm trong các âm tiết Tiếng Việt.

Sau khi xác định xong hai hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm mới, cần ghép chúng lại thành bảng âm vị cùng chữ cái biểu đạt thống nhất và hoàn chỉnh của tiếng Hà Nội. Bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự a - b - c. Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ. Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như: C (chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ).

PGS Bùi Hiền tiếp tục công bố phần 2 cải tiến amp;#39;Tiếq Việtamp;#39; sau 40 năm nghiên cứu - 2

Các nhà khoa học cho rằng cần tôn trọng đề xuất của PGS Bùi Hiền

Theo PGS Bùi Hiền, cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm cho tiếng thủ đô Hà Nội, chứ không tác động vào hệ thống âm vị làm tiếng nói khác đi, dẫn đến ý nghĩa khác đi.

PGS Bùi Hiền cho rằng đây là nghiên cứu, đề xuất khoa học cá nhân. Ở một thời điểm nào đó, nếu thấy đây là đề xuất hợp lý, cơ quan chức năng có thể xem xét sử dụng hay không. Cũng theo PGS Bùi Hiền ông đã mất 40 năm nghiên cứu công trình khoa học này.

Trước đó, đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt được PGS-TS Bùi Hiền đưa ra tại hội thảo "Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và phát triển", do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và ĐH Quy Nhơn tổ chức tại Quy Nhơn hồi tháng 9-2017.

PGS-TS Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian. Hàng loạt chữ cái hiện hành bị thay thế, giản lược cách viết, thay đổi cách đọc...

Đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải những ý kiến phản bác, chỉ trích, "ném đá" rất nặng nề.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học, chuyên gia giáo dục cho rằng đề xuất của ông đáng được ghi nhận vì đó là nghiên cứu khoa học nghiêm túc.

Theo Yến Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h