Hãy cùng điểm lại những ‘phi vụ’ thực phẩm giả ‘kinh điển’ của Trung Quốc làm chấn động dư luận trong thời gian qua.
Bánh bao nhân bìa các tông
Những người bán hàng dạo ở đường phố Trung Quốc đã nghĩ ra cách ngâm bìa các tông vào các hóa chất công nghiệp, sau đó băm nhuyễn rồi trộn với mỡ lợn và bột hương liệu.
Hỗn hợp này được nhồi vào trong bột và hấp lên để trở thành những chiếc bánh bao với vẻ ngoài ngon lành, bắt mắt.
Theo China Daily, vào năm 2007, cảnh sát Bắc Kinh đã bắt giam một phóng viên truyền hình vì tội thêu dệt lên câu chuyện điều tra về bánh bao hấp nhồi bìa các tông vào thời điểm an toàn thực phẩm của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao.
Một báo cáo được thực hiện bởi Beijing TV và phát trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc thời gian đó đã cho rằng những người bán hàng không giấy phép đang bán bánh bao hấp nhồi với bìa các tông đã được ngâm với chất sút ăn da và tẩm ướt bằng phụ gia độc hại.
Trứng gà giả
Với vỏ trứng làm bằng canxi cacbonat, lòng trắng và lòng đỏ được tạo ra từ sodium alginate, phèn, gelatin, canxi clorua, người nông dân Trung Quốc đã sản xuất và bán ra hàng loạt các quả trứng gà giả giống y như thật.
Đầu tiên, người ta đổ một lượng vừa đủ sodium alginate vào nước ấm rồi trộn với gelatin, axit benzoic, phèn và các hóa chất khác để tạo thành lòng trắng. Cùng với công thức tương tự, người ta chỉ việc thêm màu vàng chanh thực phẩm là đã có thể tạo ra được lòng đỏ trứng.
Tiếp đó, canxi clorua được sử dụng để tạo ra màng trứng và vỏ trứng được cấu tạo từ sáp paraffin, bột thạch cao, canxi cacbonat và các nguyên liệu hóa học độc hại khác.
Thịt lợn phát quang
Trong cùng năm 2011, một người phụ nữ đã mua một kg thịt lợn ở một chợ trên phố Yang Gao North, Trung Quốc.
Sau đó, cô đặt phần thịt lợn còn sót lại trên một chiếc bàn nhỏ trong nhà bếp. Đến 11h tối, cô Chen ra khỏi giường để đi vệ sinh, và đột nhiên nhận thấy một ánh sáng màu xanh mờ ảo phát ra từ nhà bếp. Cô hoảng hốt nhận ra ánh sáng xanh lạ lùng đó lại được tỏa ra từ chính miếng thịt lợn của mình.
Một người dân ở Changsha, Trung Quốc khác phát hiện ra thịt lợn mua từ siêu thị cũng phát ra ánh sáng màu xanh vào ban đêm như vậy. Sau khi hiện tượng này được các phương tiện truyền thông phản ánh, Ủy ban an toàn thực phẩm Changsha đã huy động sự trợ giúp từ các doanh nghiệp thuộc ngành chăn nuôi, công nghiệp và thương mại, các tổ chức y tế cũng như các phòng ban khác và đồng thời mời các chuyên gia, giáo sư tham gia vào cuộc điều tra .
Thông qua các thí nghiệm, các chuyên gia phát hiện ra “ánh sáng phát quang màu xanh” được gây ra bởi nhiễm khuẩn thứ cấp. Chuyên gia Cục giám sát y tế Thượng Hải cho rằng thịt lợn đã bị nhiễm khuẩn.
Thịt làm từ thịt chuột
Hơn 900 người đã bị bắt ở Trung Quốc vì tham gia vào các hoạt động phạm pháp liên quan đến thịt, bao gồm cả sản xuất thịt bò và thịt cừu giả từ các loài động vật như chuột, chồn và cáo.
Tổng cộng có 382 trường hợp phạm tội trong ngành công nghiệp thực phẩm đã bị phát hiện trong một chiến dịch ba tháng khởi xướng bởi Bộ Công an Trung Quốc vào ngày 25/1/2013.
Ngoài việc sản xuất thịt dán nhãn giả, những kẻ phạm tội còn sử dụng các hóa chất bị cấm trong chế biến sản phẩm, bán thịt bị nhiễm các loại bệnh khác nhau và tiêm nước vào thịt để làm tăng trọng lượng của nó.
Quả óc chó chứa đầy xi măng
Để khiến cho khách hàng dễ dàng bị “đánh lừa” bởi thị giác khi nhìn vào các quả óc chó, nhà sản xuất sẽ sử dụng loại nhân đặc biệt làm từ “xi măng” và “giấy” làm nhân bên trong.
Việc làm giả quả óc chó đã nhanh chóng trở nên ngày càng phổ biến hơn khi mà giá trị trên thị trường của nó ngày một tăng lên. Chính phủ Trung Quốc cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm kiểm soát hoạt động sản xuất “hàng giả” đáng lo ngại này song vẫn chưa thể giải quyết nó được triệt để.