Sản phụ sinh con lần 3 nặng 6.1kg, 2 bé sinh trước trọng lượng cũng “không phải dạng vừa”

Ngày 19/03/2020 17:43 PM (GMT+7)

Sản phụ mang thai lần 3, tuổi thai 39 tuần vừa hạ sinh một em bé có cân nặng khủng 6.1kg. Hiện sức khỏe của cả hai mẹ con đều ổn định.

Khoa Đẻ, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa cho biết ngày 18/3 khoa tiếp nhận thai phụ Lê Kim T. (SN 1984) ở Đông Xá, Vân Đồn, Quảng Ninh. Khi nhập viện, thai phụ được chẩn đoán mang thai lần 3, thai 39 tuần, thai to, mổ đẻ cũ 2 lần.

Sau khi vào viện làm các thủ tục thăm khám, khoảng hơn 15 giờ cùng ngày, chị T. sinh mổ một bé gái nặng 6.1kg, đây là cân nặng tương đương với một bé gái 3 tháng tuổi. Trước đó, chị T. cũng có tiền sử sinh mổ 2 lần con to với cân nặng lần lượt là 4.5kg và 5.3kg.

Sản phụ sinh con lần 3 nặng 6.1kg, 2 bé sinh trước trọng lượng cũng “không phải dạng vừa” - 1
Sản phụ sinh con lần 3 nặng 6.1kg, 2 bé sinh trước trọng lượng cũng “không phải dạng vừa” - 2
Sản phụ sinh con lần 3 nặng 6.1kg, 2 bé sinh trước trọng lượng cũng “không phải dạng vừa” - 3
Sản phụ sinh con lần 3 nặng 6.1kg, 2 bé sinh trước trọng lượng cũng “không phải dạng vừa” - 4

Hình ảnh em bé vừa chào đời nặng 6.1kg.

Được biết đây không phải là trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng lớn nhất tại Việt Nam. Hiện tại kỷ lục Việt Nam ghi nhận em bé sinh ra tại Vĩnh Phúc đang giữ “danh hiệu” em bé sơ sinh lớn nhất Việt Nam với cân nặng 7.1kg.

Em bé sơ sinh lớn nhất Việt Nam sinh ngày 14/10/2017 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Bố em bé cho biết sau khi chào đời chính vợ chồng anh cũng vô cùng bất ngờ vì cân nặng của con, vì trước đó vợ chồng anh chỉ được bác sĩ thông báo thai to, chứ không nghĩ là nặng tới 7.1kg.

Sản phụ sinh con lần 3 nặng 6.1kg, 2 bé sinh trước trọng lượng cũng “không phải dạng vừa” - 5

Em bé sơ sinh ở Vĩnh Phúc đang giữ kỷ lục bé sơ sinh nặng cân nhất Việt Nam.

Ths.BS Lưu Quốc Khải (Trưởng khoa Đẻ A2 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết việc trẻ sinh ra có trọng lượng cơ thể lớn bất thường không phải là tín hiệu đáng mừng, vì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh lý.

Thông thường, những trẻ sinh ra có trọng lượng lớn là do mẹ bị tăng lượng đường trong kỳ thai nghén. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mẹ không bị tiểu đường thai kỳ, nhưng sinh con ra vẫn có trọng lượng “khủng”.

Với những trường hợp này, gia đình không nên vội mừng, vì sau khi chào đời trẻ thường hay bị suy hô hấp và hạ đường huyết. “Đối với những trẻ sinh ra có trọng lượng lớn, dù ban đầu chưa phát hiện có bệnh hay bất thường gì về sức khỏe, nhưng cũng cần phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa nhi, đồng thời có sự hướng dẫn về các chăm sóc bé.

Đặc biệt là việc theo dõi chuyển hóa của em bé, để từ đó đưa ra những tư vấn về dinh dưỡng cho hợp lý, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ”, BS Khải nói.

Bác sĩ Khải thông tin thêm, với trẻ cân nặng trên 6kg rất khó để phát hiện được khi siêu âm trước khi sinh, bởi ở Việt Nam thông thường máy siêu âm chỉ đọc được trọng lượng tối đa trên dưới 5kg. Hơn nữa, việc đo chỉ số cân nặng khi siêu âm cũng chỉ tương đối, chứ không thể cho kết quả chính xác được.

Bé trai chào đời nặng 7.1kg đạt kỷ lục ở Việt Nam đón cái Tết đầu tiên như thế nào?
Điều đặc biệt đến từ chính thành viên mới của gia đình, đó là cháu Trần Tiến Quốc – em bé chào đời nặng 7.1 kg ở Vĩnh Phúc.
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h