Đối với người lớn, dấu hiệu phát hiện sốt xuất huyết là khoảng 2 đến 3 ngày đầu bị sốt cao. Chấm xuất huyết xuất hiện dưới da, chảy máu răng, chảy máu mũi. Ở phụ nữ, chảy máu âm đạo không trùng với chu kì kinh nguyệt cũng hay gặp.
Chết bất ngờ
Mới đây, Viện Pasteur TP HCM cho biết, số bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết tại miền Nam đã tăng lên 22 trường hợp. Trong đó, ngoài các bệnh nhi còn có cả người lớn. Trong khi sốt xuất huyết đang trong giai đoạn “nhạy cảm” thì nhiều người dân vẫn chưa có ý thức được sự nguy hiểm và lơ là trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, người thân lẫn phòng chống căn bệnh này.
Trong mấy ngày qua, số lượng bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết tại TP HCM và các tỉnh phía Nam vẫn tiếp tục tăng. Tại một số bệnh viện như bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM, bệnh viện quận Tân Phú, bệnh viện quận Bình Tân, bệnh viện đa khoa Thủ Đức, bệnh viện Đồng Nai… bên cạnh trẻ nhỏ nhập viện còn có nhiều bệnh nhân là người lớn.
Người lớn nhập viện vì sốt xuất huyết ngày càng tăng
Theo ghi nhận, người lớn nhập viện chủ yếu là thanh niên và trung niên. Độ tuổi mắc bệnh nhiều là từ 20 đến 30 tuổi. Điều đáng nói, tại TP HCM, có một số cụ lớn tuổi, thậm chí có người 90 tuổi vẫn phải nhập viện vì bệnh này.
Đầu tháng, ông P (57 tuổi, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) vẫn đi làm bình thường. khoảng ngày 10/9, ông bị ốm, xương sống lạnh. Cho rằng bị cảm nên ông ra quầy thuốc Tây mua thuốc uống. Sau gần một tuần, bệnh tình có dấu hiệu nặng hơn, trên da xuất hiện nhiều nốt đỏ, chảy máu răng, máu mũi. Lúc này, ông đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm. Sau khi nhận kết quả, ông đành nhập. Tuy nhiên, do bệnh tình quá nặng, ông đã qua đời.
Ông Cao Trọng Ngưỡng (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai) cho biết, tỉnh này có gần 5000 ca sốt xuất huyết, tăng gần 200 ca so với cùng kì năm trước. Đến nay, tất cả 11 huyện đều ghi nhận có bệnh sốt xuất huyết. Biên Hòa được ghi nhận là địa phương có số ca bệnh cao nhất tỉnh.
Có sự dịch chuyển từ trẻ sang người lớn
Nhiều chuyên gia nhận định, bệnh sốt xuất huyết đang có sự chuyển dịch độ tuổi mắc bệnh từ trẻ em sang người lớn. Ngay PGS TS Trần Ngọc Hữu (Nguyễn Viện trưởng Viện Paster TP HCM) cũng cho hay, trước đây, khi nhắc đến sốt xuất huyết là nghĩ đến trẻ em nhưng giờ đã có sự thay đổi. Theo một thống kê, ở khu vực phía nam, người lớn mắc sốt xuất huyết tăng hơn 2 lần so với 1999 và hơn 5 lần so với những năm 1990.
Các bệnh viện TP HCM cho hay, số ca bệnh người lớn sốt xuất huyết nhập viện tăng từ cuối tháng 7 đến nay. Trong đó, tại bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM, số ca nhập viện vào tháng 7 là 359, sang tháng 8 là 650 và từ đầu tháng 9 đến nay có 598 ca. Theo dự báo, trong thời gian tới, số lượng người lớn nhập viện vì căn bệnh này sẽ còn tăng.
Người dân không nên chủ quan đối với sốt xuất huyết
Một số chuyên gia cho rằng, có nhiều cách lý giải việc sốt xuất huyết chuyển dịch sang người lớn. Một nguyên nhân được chú ý là trước đây, bệnh này phát triển, công tác dịch tễ được chú trọng. Từ đó, số người mắc bệnh giảm theo thời gian, kéo theo là sự miễn dịch trong người lớn giảm. Ngoài ra, cũng có thể nhắc đến các nguyên nhân khác là sự biến đổi độc tính của các vi rút, cơ thể người bệnh, mật độ dân cư ngày càng đông, đăc biệt là tập trung ở các thành phố lớn…
Đối với người lớn, dấu hiệu phát hiện sốt xuất huyết là khoảng 2 đến 3 ngày đầu bị sốt cao. Chấm xuất huyết xuất hiện dưới da, chảy máu răng, chảy máu mũi. Ở phụ nữ, chảy máu âm đạo không trùng với chu kì kinh nguyệt cũng hay gặp. Do đây là khoảng thời gian nhạy cảm về dịch bệnh, nếu phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ, người dân cần đến trung tâm y tế khám để được chữa trị kịp thời.
Theo thống kê của Viện Pasteur TP HCM, ở phía Nam, ba tỉnh thành có số người mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là TP HCM, Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. |