Về vụ việc cháu Trần Văn Minh Hiếu bị cha ruột đánh trọng thương, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty Tư vấn Tâm lý An Việt Sơn) cho biết, nguyên nhân sâu sa bắt nguồn từ sự cam chịu của người mẹ.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty Tư vấn Tâm lý An Việt Sơn) cho biết, nguyên nhân sâu sa bắt nguồn từ sự cam chịu của người mẹ. “Sau một thời gian chung sống, chị Lan đã nhận ra bản chất của Sĩ là một kẻ ham chơi, lười làm, vũ phu, không yêu thương cháu Hiếu nhưng vẫn tiếp tục chung sống.
Điều này tạo điều kiện cho Sĩ có cơ hội gây ra chuyện như hôm nay. Hơn nữa, chị Lan cũng từng chứng kiến chồng “hờ” đánh con, thấy con mặt mũi xây xát nhưng lại không nghi ngờ hay đề phòng mà tiếp tục để con ở nhà một mình với Sĩ. Vì chị Lan cam chịu và bỏ qua nhiều lần như vậy nên Sĩ càng được thể lấn tới. Việc thoải mái đánh đập cháu Hiếu thành quen khiến Sĩ ngày một mạnh tay hơn”, ông Chất chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cũng cho rằng, sự chênh lệch về tuổi tác và quan niệm sống cũng là nguyên nhân khiến chị Lan và Sĩ không hòa hợp, để rồi dẫn tới bi kịch. Chị Lan chỉ nghĩ đơn giản rằng, người đàn ông yêu thương mình thì cũng sẽ yêu thương con mình. Nhưng thực tế, Sĩ không phải cha ruột cháu Hiếu lại chưa bao giờ làm cha nên không có bản năng yêu thương của bậc sinh thành.
Cũng vì chưa từng làm cha nên hắn không có kinh nghiệm trong việc dạy dỗ, giáo dục trẻ. Trẻ em ở độ tuổi như cháu Hiếu rất hiếu động, việc nghịch ngợm, bướng bỉnh là lẽ đương nhiên. Bản tính Sĩ vốn vũ phu nên nghĩ rằng, để con bớt nghịch chỉ có cách dọa nạt, đánh đập. Thấy vợ không có ý kiến gì, hắn càng cho rằng việc làm của mình không có gì sai trái. Đánh đập quen tay, tới lúc không làm chủ bản thân, hắn đã gây nên tổn thương lớn cho cháu bé. Nếu hiểu được tâm lý trẻ, có sự yêu thương, gắn kết ngay từ đầu, Sĩ đã không có hành động tàn độc như vậy.
Hiếu bị đánh gãy tay chân, thâm tím mặt
“Vụ việc đau lòng trên cũng là lời cảnh báo cho các bà mẹ đơn thân đang muốn tìm một người đàn ông làm chỗ dựa cho mình và con. Đây là nhu cầu cần thiết và chính đáng bởi đứa trẻ lớn lên có sự giáo dục của cả cha và mẹ tất nhiên sẽ tốt hơn. Nhưng đến với hôn nhân khi có một mình cần cẩn trọng 1 thì khi có thêm một đứa con phải cẩn trọng 10.
Khi yêu, người ta chìm trong những ngọt ngào say mê nên sẵn sàng chấp nhận tất cả. Nhưng khi chung sống, tình yêu trở về thực tế, áp lực cơm, áo, gạo, tiền làm phát sinh mâu thuẫn. Những lúc như vậy, nếu không có nền tảng yêu thương, người ta khó mà đối xử tốt với đứa trẻ không phải máu mủ ruột rà của mình. Hi vọng sau chuyện lần này, chị Lan sẽ rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn người đàn ông tiếp theo của cuộc đời”.