Nhiều người thắc mắc không biết câu nói "gái mùng một, trai hôm rằm" có ý nghĩa gì?
Thời xưa, những câu thành ngữ, tục ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Những câu nói này thường bắt nguồn từ dân gian, đúc kết tinh hoa của cổ nhân, chứa đựng giá trị đạo lý nhân sinh vô cùng sâu sắc, truyền lại cho chúng ta những bài học và kinh nghiệm sống.
Trong văn hóa cổ đại Trung Quốc, có một câu nói rất phổ biến là "trai ngày rằm rạng danh tổ tiên, gái mùng một số hưởng phúc trời", vậy rốt cuộc câu nói này có ý nghĩa gì và đến hiện tại có còn tiếp tục đúng hay không?
Ý nghĩa của câu nói "gái mùng một, trai ngày rằm"
Tại Việt Nam, có một câu tục ngữ khá nổi tiếng là "trai mùng một, gái hôm rằm" ngụ ý nói về tính cách của những bé trai sinh ra vào ngày mùng một âm lịch và những bé gái sinh ra vào ngày rằm. Trong khi đó, tại Trung Quốc lại có câu nói trái ngược là "gái mùng một, trai ngày rằm", mang hàm ý nói về số mệnh của những đứa trẻ sinh ra vào ngày này.
Theo quan niệm xưa của người Trung Quốc, con gái sinh ra vào ngày mùng một âm lịch sẽ có cuộc sống giàu sang phú quý, an nhàn cả đời, nếu sinh ra vào thời xưa thì còn có thể làm nương nương. Trong khi đó, nếu con trai sinh ra vào ngày rằm thì rất có khả năng thăng quan tiến chức, thành đạt giàu có, làm rạng danh dòng họ.
Ảnh minh họa
Trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Trung Quốc nói riêng vẫn tồn tại lịch âm song song với lịch dương. Ngày mùng một là ngày đầu tiên của năm mới hoặc ngày đầu tiên của tháng. Ngày rằm là ngày 15 âm lịch, cũng là ngày trăng tròn. Cả 2 ngày này đều rất quan trọng, thường được chọn làm ngày cúng tế, thờ tự tổ tiên, đi chùa cúng bái và cầu nguyện. Do đó, người xưa cho rằng sinh con vào ngày mùng một và ngày rằm cũng mang đến những ý nghĩa đặc biệt.
Vậy câu nói "trai ngày rằm rạng danh tổ tiên, gái mùng một số hưởng phúc trời" bắt nguồn từ đâu? Trên thực tế, có 3 lý do khiến câu nói này được đúc kết:
Tập tục truyền thống
Lý do thứ nhất là tập tục truyền thống liên quan đến ngày mùng một và ngày rằm. Người xưa cho rằng, ngày đầu tiên của năm mới là ngày sao Tử Vi chiếu xuống và người ta cho rằng, sao Tử Vi sẽ mang phúc lành đến cho bách tính muôn dân. Bởi vậy, họ tin rằng sao Tử Vi có nghĩa là “điềm lành”, những cô gái sinh ra vào ngày sẽ gặp nhiều may mắn.
Bên cạnh đó, ngày rằm là ngày sao Văn Khúc hạ phàm. Sao Văn Khúc là sao liên quan đến chuyện học hành, học vấn và thi cử, biểu thị cho sự chăm chỉ và tự giác. Ngày nay, có một số học sinh trước khi đi thi sẽ đến bái lạy sao Văn Khúc. Vào thời cổ đại, những người tiến sỹ trạng nguyên trong bảng vàng kì thi đều được mệnh danh là "sao Văn Khúc hạ phàm". Vì vậy, khi sinh con trai, người xưa đều hy vọng sẽ sinh vào ngày rằm, tức ngày sao Văn Khúc hạ phàm, với mong muốn con trai sẽ đỗ khoa bảng, trở thành quan lớn. Những nhân vật nổi tiếng thời cổ đại như Gia Cát Lượng, Bao Chửng,… đều sinh vào ngày 15 âm lịch.
Thuyết âm dương
Âm dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Cổ nhân cho rằng, ngày mùng một đầu tháng, khí âm là nặng nhất, nhưng đây là lúc trăng khuyết, mà ngày rằm 15 âm lịch thì khí dương nặng nhất, cũng chính là lúc trăng tròn nhất.
Nam ứng với khí dương, nữ ứng với khí âm. Dựa trên quan niệm này, người xưa cho rằng con trai sinh vào ngày rằm sẽ có dương khí mạnh, còn con gái sinh ra vào ngày mùng một sẽ có âm khí mạnh, từ đó giúp số mệnh thêm thăng hoa hơn. Điều này cũng ứng với câu nói: "Nam sợ mùng một tháng giêng, gái sợ 15 âm lịch".
Ảnh minh họa
Dựa trên tác phẩm văn học
Trong tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc là "Hồng Lâu Mộng" của tác giả Tào Tuyết Cần có một nhân vật tên Viên Xuân. Tương truyền rằng, Viên Xuân sinh vào ngày mùng một tháng Giêng, sau đó vào cung làm nương nương, thăng tiến lên như diều gặp gió, cuộc sống hưởng đủ mọi vinh hoa phú quý khiến ai cũng ngưỡng mộ, ghen tỵ.
Từ tác phẩm này cho thấy, vào thời nhà Thanh của Trung Quốc, trong dân gian đã rất thịnh hành thuyết nói: “Gái sinh vào mùng một tháng Giêng sẽ có mệnh làm nương nương, hoặc sẽ hưởng một cuộc sống giàu sang, phú quý”.
Câu nói trên liệu có còn đúng với thế giới hiện đại?
Câu nói "trai ngày rằm rạng danh tổ tiên, gái mùng một số hưởng phúc trời" đã trở nên rất phổ biến trong xã hội thời xưa. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, câu nói này không phải lúc nào cũng đúng 100%.
Trên thực tế, số mệnh con người không chỉ phụ thuộc vào ngày sinh, giờ sinh mà còn phụ thuộc vào cách sống của người đó. Nếu được sinh ra vào ngày đẹp, giờ tốt nhưng không được giáo dục cẩn thận, chu đáo, lại tiếp xúc với những tệ nạn xấu xa, khiến bản thân không giữ được mình thì chưa chắc đứa trẻ đó đã trở nên công thành danh toại. Ngược lại, một đứa trẻ được giáo dục kỹ lưỡng và đúng đắn, sống chân thành, hướng thiện, chăm chỉ, kiên trì... thì có thể "đức năng thắng số", đạt được vinh hoa.