Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích, ý nghĩa và những món ăn truyền thống 

Ngày 23/06/2020 15:13 PM (GMT+7)

Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là một dịp lễ lớn của người dân Việt Nam. Tết diệt sâu bọ có nguồn gốc, ý nghĩa rất hay và cùng với những món ăn vô cùng hấp dẫn đặc trưng nhất. 

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống của một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản…dựa trên văn hóa tín ngưỡng dân gian Phương Đông với mong muốn cầu mùa màng bội thu, sinh nhai thuận lợi. Tết diệt sâu bọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ có nhiều những tục truyền thống ý nghĩa như tục giết sâu bọ, tục khảo cây lấy quả, tục tắm nước lá mùi, tục nhuộm móng chân, móng tay… 

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích, ý nghĩa và những món ăn truyền thống  - 1

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết diệt sâu bọ (Ảnh minh họa)

Nguồn gốc, sự tích Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ ngàn năm trong văn hóa Phương Đông và được truyền từ đời này sang đời khác.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ từ Trung Quốc xuất phát từ việc tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên - người đã nhảy xuống sông Mịch La tự tử cách đây hơn 2000 năm. 

Đối với người Hàn Quốc, ngày 5/5 âm lịch là một trong 3 ngày lễ lớn nhất của nước này với ý nghĩa cầu nguyện một mùa màng bội thu, không bị sâu bọ phá hoại. 

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích, ý nghĩa và những món ăn truyền thống  - 2

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ Trung Quốc là tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên

Nguồn gốc, sự tích Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn được gọi là Tết diệt sâu bọ vì thời điểm đầu tháng 5 là lúc giao mùa, thời tiết chuyển biến dễ phát sinh sâu bọ phá hoại mùa màng, có nhiều loại sâu bọ kéo đến nhiều, ăn mất trái cây, thực phẩm đã thu hoạch. Người dân không biết phải làm thế nào cho đến khi có một ông lão đi từ xa tới tự xưng là Đôi Truân. Ông lão chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập 1 đàn cúng gồm trái cây, bánh tro sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Người dân làm theo, chỉ một lúc sau thì lũ sâu bọ té ngã rũ rượi. Ông lão cũng dặn thêm, hàng năm cứ vào đúng ngày này làm theo lời ông dặn thì lũ sâu bọ sẽ tự khắc bị diệt. Dân chúng biết ơn, từ đó làm theo và ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm còn được gọi là ngày “diệt sâu bọ” hay gọi là ngày Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng vào đúng giờ ngọ. 

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ 

Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt hết các loại gây hại cho mùa màng, cho cây trồng, trong đó cũng có nhiều loại sâu có thể ăn được. 

Ngoài ý nghĩa diệt sâu bệnh phá hoại mùa màng thì ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm cũng được người Việt biến thành một ngày sum họp gia đình, ngày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên với những mâm cúng đầy những món ăn dân giã, từ hoa trái quanh nhà dâng lên tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên và các vị thần. 

Những phong tục ngày Tết Đoan Ngọ Việt Nam

- Cúng tổ tiên: Cứ vào ngày 5/5 âm lịch người Việt sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng tổ tiên bao gồm các loại như quả chua, rượu nếp, bánh tro, hoa quả hái được tại vườn nhà… Người xưa cho rằng, món ăn đầu tiên trong ngày 5/5 sẽ có tác dụng diệt sâu bọ, bệnh tật nên người Việt đặc biệt ăn món cơm rượu nếp vào ngày này để sâu bọ say, sau đó mới ăn hoa quả, bánh trái sau. 

- Ăn Tết với gia đình: Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, rượu nếp để giết sâu bọ, ngừa bệnh tật.

- Hái lá thuốc vào đúng giờ ngọ ngày 5/5: Ở một số địa phương, vào đúng giờ ngọ ( khoảng 12h trưa) sẽ đi hái lá thuốc đem về nấu nước xông hoặc tắm xua đuổi đi tà khí, làm sạch cơ thể và giải cảm rất tốt. 

- Một số tục khác như nhuộm móng chân, móng tay, khảo cây lấy quả, tục treo gừng để trừ tà… 

Những món ăn truyền thống thường gặp ngày Tết 5/5

Có rất nhiều món ăn được ăn trong ngày tết 5/5, nhưng trong số đó có những món ăn truyền thống lâu đời được truyền lại và cho tới tận ngày nay người Việt vẫn ăn. Vậy, Tết đoan ngọ ăn gì?

1. Rượu nếp

Cơm rượu nếp là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Vị nồng của cơm nếp, vị cay của hơi rượu có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Gạo nếp được dùng để nấu thành cơm rượu nếp thường được dùng là loại nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng. Món ăn này gần như không thể thiếu trong ngày Tết 5/5 dù ở vùng quê hay thành phố. 

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích, ý nghĩa và những món ăn truyền thống  - 3

Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết 5/5 ở cả 3 miền 

2. Bánh tro 

Bánh tro hay bánh gio có màu vàng đậm được làm từ gạo nếp ngâm nước tro đốt bằng củi cây khô sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc. Bánh có loại nhân mặn hoặc không nhân. 

Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Bánh được gói tròn hoặc dài tùy vào từng vùng miền. Bánh mềm mại, vị mát, có màu sắc đẹp mắt. Đây là một thức đồ ăn truyền thống với nguyên liệu chỉ từ gạo nếp ngâm ủ rồi gói thành. Món bánh truyền thống này không thể thiếu mỗi dịp tết 5/5 về. 

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích, ý nghĩa và những món ăn truyền thống  - 4

Bánh tro truyền thống 

3. Thịt vịt 

Thịt vịt là một món ăn thường thấy trong ngày Tết Đoan Ngọ. Món ăn này được người miền Trung rất ưa thích và không thể thiếu trong dịp lễ này. Thịt vịt có tính hàn, ăn vào mát cơ thể, bổ dưỡng rất thích hợp cho ngày đầu tháng 5 nóng bức. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, từ ngày 5/5 âm lịch trở đi, thịt vịt cũng béo ngậy hơn, thơm hơn và không có mùi hôi. 

Bởi quan niệm diệt sâu bọ mà thịt vịt có tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể nên ngày 5/5 hàng năm thịt vịt gần như không thể thiếu. 

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích, ý nghĩa và những món ăn truyền thống  - 5

4. Hoa quả đầu mùa

Trong các mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ hoa quả là những lễ vật không thể thiếu. Các loại trái cây thường được ăn vào dịp Tết 5/5 là mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu...Người Bắc thì trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ thì mận, vải, đào gần như không thể thiếu. 

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích, ý nghĩa và những món ăn truyền thống  - 6

Hoa quả đầu mùa ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ngoài ra, ở mỗi vùng miền khác cũng sẽ có những món ăn khác nhau như miền Nam có món chè trôi nước, Huế có món chè kê… rất ngon và bổ dưỡng. 

5 loại hoa quả thường xuyên bị ngâm ủ hóa chất: Nhìn sự khác thường ở cuống để phân biệt
Tình trạng hoa quả bị phun tưới, tẩm các hóa chất để giữ được vẻ tươi ngon, hấp dẫn luôn khiến các chị em bối rối mỗi khi lựa chọn hoa quả sạch cho...
PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h