Tết Nguyên đán của đồng bào dân tộc độc lạ nhất nhì Việt Nam: Đêm Giao thừa nấu cháo gà ăn, thờ cúng tổ tiên bằng bát nước lã

NGỌC HÀ - Ngày 27/12/2022 14:30 PM (GMT+7)

Nhắc đến chuyện chiều 30 Tết có ra mộ thắp hương và mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết, Sìn Thị Hoa chia sẻ: "Dân tộc mình khác với người Kinh. Nếu ngày 30, các bạn ra mộ mời tổ tiên về nhà đón Tết thì đồng bào mình không vậy".

Tết Nguyên đán của đồng bào dân tộc độc lạ nhất nhì Việt Nam: Đêm Giao thừa nấu cháo gà ăn, thờ cúng tổ tiên bằng bát nước lã - 1

Người Pà Thẻn hay Pá Hưng là một dân tộc ít người trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Hiện họ cư trú tại hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang với "phong cách" sống khác nhau, như ở nhà sàn, nhà nền đất, nửa sàn nửa nền đất hoặc dựng nhà cột kê khang trang, vững chãi... Song bao đời nay họ vẫn giữ nguyên nét văn hoá của dân tộc mình, trong đó phải kể đến tục ăn Tết Nguyên đán

Người Pà Thẻn cũng giống người Kinh, họ coi Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm. Bởi đó là thời kỳ kết thúc 1 năm lao động vất vả, đồng bào được nghỉ ngơi để hưởng thành quả thóc đầy bồ, ngô đầy gác bếp và gia súc đầy chuồng. Họ cùng nhau sắm sửa quần áo mới, nấu xôi và thịt lợn gà làm cỗ ăn mừng một năm cũ đi qua, năm mới đến với bao hi vọng về sự sung túc, ấm no, mưa thuận gió hoà. 

"Nếu người Kinh và các dân tộc khác nấu cỗ đủ món để cúng Giao thừa thì đồng bào mình khác lắm. Họ cúng một bát nước lã, rồi nấu nồi cháo gà để thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới ngồi quây quần thưởng thức.

Sở dĩ người đồng bào mình có tục lệ đón Tết độc lạ như vậy bởi từ xa xưa đã có phong tục độc đáo là thờ bát nước lã quanh năm trên bàn thờ tổ tiên của gia đình, bên trên bát nước lã được úp một chiếc đĩa", bạn Sìn Thị Hoa (21 tuổi) - người dân tộc Pà Thẻn, hiện học tập tại Hà Nội cho biết. 

Người Pà Thẻn cũng giống người Kinh, họ coi Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm.

Người Pà Thẻn cũng giống người Kinh, họ coi Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm.

Theo Sìn Thị Hoa, từ nhỏ đã được nghe các già làng trong bản kể rằng bát nước lã đó tượng trưng cho biển, chứa đựng hồn tổ tiên và các thành viên trong gia đình. Vì thế bát nước này không bao giờ được cạn bởi nếu để cạn thì gia đình sẽ có người ốm đau, bệnh tật hoặc gặp điều không may.

Vào đêm 30 Tết, các gia đình người Pà Thẻn trong bản đều đóng cửa, then cài. Tất cả cửa trong ngôi nhà đều được bà con bịt kín. Sau khi đóng kín mọi ô cửa, chủ nhà mới lấy bát nước trên bàn thờ xuống lau chùi, cọ rửa và chuẩn bị thay nước mới. Lúc đó, nghi thức cúng giao thừa sắp được bắt đầu.

Thờ nước lã là tục vô cùng độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn.

Thờ nước lã là tục vô cùng độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn.

Cũng theo cô gái trẻ, vào đêm Giao thừa, gia chủ người Pà Thẻn thường bí mật nấu một nồi cháo gà để cả gia đình cùng ăn. Ăn cháo xong, họ mới làm lễ xin nước mới vào bát nước thờ. Việc làm này giữ bí mật trong nhà không lộ ra ngoài bởi theo tín ngưỡng của bà con nếu lộ ra thì trong năm mới gia đình làm ăn vất vả, con cái ốm đau bệnh tật.

"Sang năm mới, gia chủ tuyệt đối không được mở bát nước ra xem. Chỉ đến cuối tháng 6 - thời điểm giữa năm, họ mới được phép mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết. 

Đặc biệt bàn thờ tổ tiên trong nhà người Pà Thẻn chỉ được cúng chính thức 1 lần vào đêm 30 Tết. Lễ vật sẽ được các gia đình chuẩn bị gồm 5 chén rượu, 1 con gà trống thiến luộc chín và 10 cặp bánh dày", Sìn Thị Hoa nói. 

Sáng sớm mùng 1 Tết Nguyên đán, người trong nhà xách súng kíp ở lách cửa phụ, cửa hậu ra sân bắn ba phát. Dứt tiếng nổ, mọi người trong nhà mở toang các cửa để cùng vui đón năm mới. Sau đó họ làm lễ xin nước ở nguồn nước để mong ma nguồn nước cho nước sạch, đều quanh năm cho bản và cho gia đình.

Người Pà Thẻn còn có tục cúng thổ cong bản.

Người Pà Thẻn còn có tục cúng thổ cong bản.

Nhắc đến chuyện chiều 30 Tết có ra mộ thắp hương và mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết, Sìn Thị Hoa chia sẻ: "Dân tộc mình khác với người Kinh. Nếu ngày 30, các bạn ra mộ mời tổ tiên về nhà đón Tết thì đồng bào mình không vậy. Thay vào đó chiều 30 Tết, cả bản tổ chức cúng thổ công bản với mong muốn các lực lượng siêu nhiên phù hộ cho dân bản luôn mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hoà.

Địa điểm cúng là trước cửa nhà ông trưởng bản hoặc ở nơi cao nhất trong bản. Lễ vật thường là 1 miếng thịt lợn, 1 chai rượu, 1 đôi bánh dày, 2 tờ giấy bản, 2 bó hương". 

Lễ cúng này không chỉ có ý nghĩa sinh hoạt văn hóa mà còn nhằm củng cố tinh thần đoàn kết của bà con trong xây dựng bản làng, xây dựng nông thôn mới.

Cây hoa dại mọc đầy ruộng lên chậu thành bonsai làm cảnh đẹp lạ trưng Tết, 9X thu về hàng chục triệu
Cây hoa trinh nữ hay còn gọi là cây mimosa, cây xấu hổ… vốn là cây dại mọc đầy đường, đầy ruộng ở quê, nay được anh nông dân U30 biến thành loại cây bonsai làm cảnh độc-lạ, thu về hàng chục triệu đồng.

Tết nguyên đán

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán