“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác

Ngày 17/01/2020 00:08 AM (GMT+7)

Để thay đổi được thói quen của người dân, nhiều bạn trẻ và những người hoạt động bảo vệ môi trường đã bền bỉ suốt gần 10 năm qua.

Video: Tình nguyện viên chia sẻ về thay đổi của người dân khi đi thả cá chép.

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp đến ngày ông Công ông Táo, vấn đề túi nilon, "tung hỏa mù" chân hương, tàn tro lại được nhiều người nhắc đến. Tình trạng này dù vẫn tồn tại ở đâu đó, nhưng đáng mừng là đang giảm dần, vì ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao.

Tại cầu Long Biên, vẫn như những năm trước đó, cả trên và dưới cân cầu xuất hiện một nhóm bạn trẻ tình nguyện viên vừa ra sức tuyên truyền cho người dân, vừa trực tiếp thu gom rác thải, đồng thời hỗ trợ người dân thả cá bằng xô từ trên cầu xuống sông Hồng.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 1

Hình ảnh các bạn trẻ cần biển báo có ghi dòng chữ "thả cá đừng thả túi nilon" khiến người dân thay đổi ý thức nhiều.

Không chỉ có vậy, đứng dọc hai chiều xe di chuyển trên cầu, rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu và các bạn trẻ cầm biển ghi nội dung: “Thả cá, đừng thả túi nilon”. Tại các điểm có khoảng trống, nơi người dân thường dừng chân để thả cá trong ngày ông Công ông Táo, các bao tải, sọt rác được các bạn trẻ tự chế từ chai lọ phế thải, nhằm tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ môi trường

Bạn Phạm Trung Dũng - một tình nguyện viên tham gia bảo vệ môi trường trên cầu Long Biên - cho biết hoạt động của nhóm tình nguyện này đã được tổ chức thường niên suốt 7 năm qua. Trong quá trình đó, điều mà các bạn tình nguyện viên cảm nhận được rõ nhất là số lượng rác thải và túi nilon mỗi năm một ít đi, ý thức người dân ngày càng tăng lên.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 2

Trung Dũng cùng các đồng nghiệp của mình đang thu dọn phế liệu trong dịp ông Công ông Táo.

Một nam tình nguyện viên khác tham gia hoạt động này được 6 năm phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, khi nhắc nhở hoặc tuyên truyền mọi người không vứt rác, túi nilon xuống sông nhiều người còn quay lại chửi, miệt thị chúng em. Nhưng qua quá trình tuyên truyền bền bỉ, mọi người giờ không cần nhắc mà đã tự giác đưa để túi nilon vào nơi quy định”.

Còn tại khu vực hồ Tây (gần chùa Trấn Quốc) 8 năm qua, cứ mỗi khi đến ngày ông Công ông Táo, người dân nơi đây lại thấy hình ảnh một sư thầy cọ rửa từng mảng rêu ở các bậc thang, chuẩn bị sẵn những bao tải để người dân để rác vào một chỗ. Đó là sư thầy Thích Tịnh Giác, ở chùa Phúc Sơn (thôn Kim Sơn, xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội)

“Tôi cọ rửa bậc thang lên xuống vì nhiều em bé theo ông bà, cha mẹ đi thả cá ở hồ không may bị ngã. Còn việc dọn rác, tôi làm từ cái tâm nhà phật, tôi muốn người dân hiểu được ý nghĩa việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chính mình”, sư thầy Thích Tịnh Giác nói.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 3

Mỗi người đến thả cá xong sư thầy Thích Tịnh Giác lại nhanh chóng thu dọn túi nilon.

Trong suốt những năm qua, điều mà sư thầy này cảm thấy khó khăn nhất đó chính là việc người dân vứt ban thờ, bát hương, tro cốt xuốn sông hồ. Điều này không chỉ gây ô nhiễm, mà còn gây nguy hiểm cho những công nhân dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

“Người Việt ta vẫn luôn quan niệm khi hóa vàng hay thay bát hương, bàn thờ thì vứt xuống sông, hồ cho mát mẻ. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm, bởi tổ tiên, ông bà chỉ cảm thấy mát mẻ thật sự khi con cháu thảo hiền và có tâm hướng về tổ tiên”, sư thầy Thích Tịnh Giác phân tích.

Được biết, qua nhiều năm tuyên truyền, hiện người dân có ý thức hơn và những bát hương, tro cốt hóa vàng được thầy Thích Tịnh Giác trực tiếp dùng xe chở về chùa để trồng hoa, trông rau vì đó là việc làm ý nghĩa, bảo vệ môi trường tốt nhất.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận của phóng viên:

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 4

Ngay tại cầu Long Biên phía sang Gia Lâm, những tấm bảng và các dụng cụ đựng rác được nhóm tình nguyện viên chuẩn bị kỹ lưỡng.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 5

Mỗi khi nơi để rác đầy, các tình nguyện viên lại cho vào bao tải để chuyển đi.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 6

Ban thờ, đèn thờ cũng được các gia đình mang đi "hóa" và được các bạn tình nguyện viên gom lại.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 7

Tất cả được chuyển vào bao tải và chuyển xuống dưới chân cầu Long Biên.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 8

Do số lượng nhiều các tình nguyện viện phải cố hết sức để kéo các bao tải rác.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 9

Bên dưới các tình nguyện viên sẵn sàng trực chiến.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 10

Tất cả được thu gom lại một chỗ, sau khi kết thúc một ngày tất cả sẽ được đốt sạch sẽ.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 11

Tại khu vực hồ Tây, sư thầy Thích Tịnh Giác làm công việc dọn rác ngày ông Công ông Táo đã được 8 năm nay.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 12

Tro hóa vàng được sư thầy này rắc xuống sông làm phép, rồi thu gom lại mang về chùa.

“Thả cá đừng thả túi nilon”: Trước đây nhắc nhở còn bị người dân chửi bới, giờ đã khác - 13

Những bát hương cũng được thầy tận dụng mang về chùa để trồng hoa, cây cảnh bảo vệ môi trường.

Sợ tắc đường, dân Hà Nội mang cá chép đi thả sớm tiễn ông Công ông Táo về trời
Hôm nay (ngày 22 tháng Chạp), nhiều người từ già, trẻ đến các nam thanh, nữ tú đều nô nức đi thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva giảm nhựa