Thái giám thường nhét thứ gây đau đớn này trong giày, vô cùng khổ sở nhưng lại được sủng hạnh

DOÃN KỲ - Ngày 10/11/2022 13:30 PM (GMT+7)

Để phục vụ tốt nhất cho những chủ nhân của mình, thái giám thường nhét một thứ vô cùng đáng sợ trong giày để giữ được sự tỉnh táo mọi lúc.

Trong chốn cung cấm thời phong kiến cổ đại Trung Quốc, thái giám tuy chỉ là hoạn quan nhỏ bé nhưng lại có vị trí quan trọng. Thái giám không chỉ là những người hầu hạ hoàng đế, hoàng hậu hay các phi tần, mà đôi khi còn là người nắm giữ nhiều bí mật quan trọng, giúp hầu hạ những việc cẩn mật. Trong lịch sử, đã có những thái giám có khả năng làm khuynh đảo triều chính, tham ô nhũng loạn, thay đổi cục diện xã hội...

Nhưng dù thế nào, thái giám vẫn được coi là những người hầu trong cung, phải phục vụ chủ nhân của mình. Từng lời ăn tiếng nói hay bước đi của họ đều phải tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân, làm vừa ý chủ nhân của mình. Nếu làm trái ý, khiến chủ nhân phật lòng, thái giám không chỉ bị tước chức vụ, thậm chí còn bị phạt đánh, hành hình, nghiêm trọng nhất là "đầu rơi máu chảy".

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, thái giám lần đầu xuất hiện ở thời nhà Chu, cách đây cả nghìn năm. Hầu hết thái giám đều xuất thân từ người dân nghèo khổ, được tuyển chọn rồi đưa vào trong cung để hầu hạ gia đình hoàng tộc. 

Thái giám phải tuân theo nhiều quy tắc khắt khe

Thái giám phải tuân theo nhiều quy tắc khắt khe

Tuy nhiên, việc hầu hạ trong chốn cung cấm không hề dễ dàng bởi vì có rất nhiều quy tắc, âm mưu, nếu chẳng may sơ suất phạm phải thì chắc chắn sẽ phải chịu những hình phạt đáng sợ.

Vị thái giám cuối cùng của nhà Thanh là Sun Yaoting rời khỏi cung cấm mang theo biết bao nhiêu giai thoại, chuyện kể và cả những điều mắt thấy tai nghe ở chốn thâm nghiêm. Ông đã viết một cuốn sách nói về cuộc đời làm thái giám của mình, khiến hậu thế giật mình trước những câu chuyện khó tin.

Sun Yaoting làm thái giám dưới thời vua Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của lịch sử Trung Hoa. Cuộc đời Phổ Nghi trải qua rất nhiều thăng trầm, chính vì vậy cuộc đời thái giám Sun Yaoting cũng không hề đơn giản.

Sun Yaoting cho biết việc hầu hạ hoàng đế và các phi tần là vô cùng phức tạp, khó khăn. Ông luôn hiểu rằng chỉ cần một chút bất cẩn thôi thì tính mạng sẽ không thể giữ được. Sun Yaoting cũng không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, có khi phải phục vụ chủ nhân cả ngày lẫn đêm nhưng ông vẫn cố gắng lo chu toàn mọi việc.

Có lần, Sun Yaoting phải trực ca đêm. Vì quá buồn ngủ, thái giám này phải liên tục tự véo vào đùi mình cho thật đau để tỉnh ngủ, đến nỗi chân bầm tím, thế nhưng ông vẫn không chống lại được cơn buồn ngủ mà chợp mắt một lúc. Đây được xem là điều đại kỵ với thái giám. Đúng lúc đó, chủ tử gọi tên Sun Yaoting nhưng không thấy ai trả lời. May thay, một cung nữ đã phát hiện ra và đánh thức Sun Yaoting nên ông mới không bị trách phạt. Nhưng kể từ đó, nỗi lo về chuyện ngủ gật luôn thường trực trong lòng Sun Yaoting.

Quả ké đầu ngựa mà thái giám thời xưa thường nhét vào giày

Quả ké đầu ngựa mà thái giám thời xưa thường nhét vào giày

Cho đến một lần, khi Sun Yaoting đang giúp một thái giám già lau giày, ông bất ngờ nhìn thấy một cái gai đâm xuyên từ trong giày ra ngoài. Hóa ra, đó là một quả cầu gai được vị thái giám già kia khéo léo khâu vào bên trong giày. Cái gai này sẽ gây ra đau đớn nhưng bù lại thái giám sẽ luôn tỉnh táo, không sợ ngủ quên lúc chủ nhân cần.

Kể từ đó, Sun Yaoting cũng học theo cách này. Ông đã nhét quả ké đầu ngựa, một loại quả có gai nhọn, vào trong giày của mình. Gai của loại quả này dễ bám vào quần áo, nếu đã bám vào thì khó rời ra mà phải dùng tay gỡ mạnh mới thoát khỏi chúng. Dù rất đau đớn và khổ sở nhưng bằng cách này, Sun Yaoting mới có thể tỉnh ngủ đều hầu hạ chủ tử mọi lúc mọi nơi. Sự cẩn trọng, nhiệt huyết và chu đáo đó giúp ông luôn được chủ tử sủng hạnh, tin tưởng.

Bên cạnh đó, việc nhét quả cầu gai vào trong giày cũng giúp thái giám đi lại rón rén, nhẹ nhàng, tránh gây ra tiếng động ảnh hưởng đến hoàng đế và các phi tần. Từ một vài người, về sau kinh nghiệm này được lưu truyền tới rất nhiều thái giám và cung nữ, nhưng mỗi khi nhắc đến thì ai cũng sợ hãi do không có gì thích thú mà mang đến nỗi đau ám ảnh.

Cho đến sau khi rời khỏi cung, Sun Yaoting vẫn chưa quên nỗi ám ảnh khi nhét các quả đầy gai đó vào giày. Mục đích cuối cùng vẫn là để không phạm phải việc chủ tử không muốn, chứng minh sự tận tâm và hết lòng hết dạ bởi họ hiểu nếu để chủ tử nổi giận thì việc mất mạng rất có thể xảy ra, lúc đó còn đau đớn và khổ cực hơn là bị các quả nhỏ có gai đâm.

Thái giám và cung nữ thời xưa sẽ bị phạt như thế nào nếu bị phát hiện yêu nhau?
Khi bị phát hiện có quan hệ vợ chồng, thái giám và cung nữ thời phong kiến Trung Quốc sẽ bị trừng phạt cực nặng.

Thâm cung bí sử

DOÃN KỲ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử