Thứ có tên gọi lạ, xưa ít người biết, nay thành đặc sản nổi tiếng một vùng, 200.000 đồng/kg

H.A - Ngày 04/06/2023 23:58 PM (GMT+7)

Loài đặc sản này dễ nhầm với con rươi, có nhiều ở Vân Đồn, Quảng Ninh.

Tại vùng biển Quảng Ninh có một loài nhuyễn thể có hình dáng rất giống với con rươi nhưng tên gọi rất lạ, chắc chắc nhiều người chưa từng được nghe tên, đó chính là còn rơi. 

Để phân biệt con rơi và con rươi, người ta dựa vào môi trường sống của chúng khác nhau hoàn toàn. Theo đó, con rươi thường sống ở những vùng nước lợ, các vùng tiếp giáp giữa nước lợ và nước ngọt, còn "con rơi" chỉ sống vùi dưới lớp cát mịn, giống như sá sùng. 

Người dân địa phương cho biết không phải nơi nào ở Quảng Ninh cũng có con rơi. Loài nhuyễn thể lạ này chỉ có ở Quan Lạn và Minh Châu của huyện Vân Đồn. Họ gọi loài nhuyễn thể này là "con rơi", vì chúng có hình dáng gần giống con rươi ở vùng đồng bằng, còn thương lái Trung Quốc thu mua chúng lại gọi là con trùng đỏ.

Con rơi chỉ có ở 2 xã Quan Lạn và Minh Châu của huyện Vân Đồn

Con rơi chỉ có ở 2 xã Quan Lạn và Minh Châu của huyện Vân Đồn

Anh Hóa Chinh - người chuyên đi săn con rơi ở bãi biển Minh Châu chia sẻ: "Con rơi có một đặc điểm là thân của chúng rất dài, dài tới cả mét, vì thế khi đào con rơi rất khó được cả con nguyên vẹn. Thế nhưng, loài này rất khó chết bởi chúng như kẻ chém đầu này, mọc đầu khác, nếu bị đứt, phần thân còn ở dưới cát chỉ sau một thời gian ngắn sẽ lại tự mọc thêm đầu hoặc đuôi và duy trì cuộc sống, sinh trưởng". 

Theo anh Chinh, sau khi đào, con rơi được các thương lái thu mua tại chỗ với giá khá đắt đỏ. Vài năm trước, khi dịch COVID-19 chưa xuất hiện, con rơi được bán với giá lên tới 400.000 đồng/kg. Lúc đó, người dân đổ xô đi "săn" con rơi để kiếm thêm thu nhập. Một người đào con rơi mát tay có thể đào được vài ba kg/ngày, người đào kém cũng kiếm được vài ba lạng, vì thế nghề đào "con rơi" một thời thu hút rất đông người.

Bây giờ, con rơi chỉ bán được với giá khoảng 200.000 đồng/kg, số lượng người đào và người thu mua con rơi đều ít đi. 

Anh Chính cho biết, con rơi được thương lái Trung Quốc thu mua nhưng người dân không biết họ thu mua về làm gì. 

Chia sẻ trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Toàn, nguyên Chủ tịch Hội nông dân xã Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) cho rằng: "Người buôn hiện cũng để bán sang Trung Quốc, nhưng người bên kia biên giới mua để làm gì chẳng ai biết được".

Buổi chiều, khi bãi triều mới cạn nước, người ta bắt đầu đi đào rơi. Khác với đào sá sùng, đào rơi chủ yếu là đàn ông, nhất là lớp thanh niên còn trẻ, bởi nó vất vả hơn. Người không có sức khoẻ thường làm rơi đứt, chỉ thu được những đoạn thân ngắn nên bán không được giá.

Nghề lạ ở Việt Nam: Loại cây làm món đặc sản nức tiếng, trồng nhàn tênh thu về 100 triệu/năm, còn được xuất khẩu
Được thiên nhiên ưu ái cho khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng màu mỡ, người nông dân ở Cao Bằng hàng năm thu về hàng chục tỷ đồng nhờ trồng cây thạch đen. 

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương