Quả xương rồng lê gai có vị ngọt và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên ở nước ngoài, người ta xem đây là một loại trái cây có giá trị cao.
Quả xương rồng lê gai là một loại quả dại từng gắn với tuổi thơ của rất nhiều người. Ở Việt Nam, loại cây này mọc hoang nhiều ở vùng đất cát Ninh Thuận, Bình Thuận, còn có tên gọi là xương rồng tai thỏ (vì có phiến lá giống tai của con thỏ).
Xương rồng lê gai còn có tên khác là cây lưỡi long, họ Opuntia. Cây có xuất xứ Mexico.
Quả của cây này khi chín có phần ruột ăn được, vị như thanh long. Tuy nhiên, bên ngoài vỏ quả có gai nên thường phải rất cẩn thận, nếu không sẽ gây nguy hiểm. Lá và quả xương rồng lê gai đều có thể ăn được khi cây còn non.
Cây xương rồng lê gai có chiều cao trung bình từ 40-50 cm, cây lớn có thể cao hơn 1m.
Cây xương rồng lê gai trong điều kiện lý tưởng có thể cao tới hơn 1m, quả mọc ở rìa lá gai đón ánh sáng, hình thon thon như ruột trái thanh long. Vỏ quả xương rồng thường có màu cam đỏ hoặc màu tím.
Trong những năm gần dây, xương rồng lê gai nổi lên như một loại "siêu thực phẩm".
Từ khi kết trái tới khi chín, xương rồng lê gai có đủ sắc thái, màu cam đỏ hoặc tím. Chín rộ nhất thì trái sẽ chuyển sang màu tím đậm. Những quả có phần thịt bên trong màu tím đậm thường được cho là ngọt nhất. Thịt quả có vị gần giống như kiwi, không chua bằng.
Ở Mexico, Trung Quốc và các quốc gia Trung Mỹ, người ta thường dùng xương rồng lê gai như một món ăn, có mặt thường xuyên trong thực đơn của mọi gia đình.
Quả xương rồng lê gai không chỉ ăn ngọt, mát mà còn được nhiều người tìm để chữa bệnh. Nó được quảng cáo là có khả năng điều trị bệnh tiểu đường, cholesterol cao, béo phì và giúp giải rượu. Nó cũng được quảng cáo là có đặc tính kháng virus và chống viêm. Chính vì lẽ này, xương rồng lê gai trở nên nổi tiếng và rất được ưa chuộng.
Quả xương rồng lê gai khi chín có màu cam đỏ hoặc tím. Bóc phần vỏ đi, phần thịt bên trong màu tím đậm, vị ngọt.
Tại Algeria (châu Phi), trước đây, xương rồng lê gai chỉ là cây mọc hoang và bán với giá rẻ "như bèo". Nhưng giờ đây, xương rồng lê gai được các nhà khoa học nước này ví như "vàng xanh", AFP đưa tin.
Ở Algeria, các bộ phận của cây như lá, hoa, và quả đều được sử dụng làm thực phẩm và dược phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Tại Ấn Độ nói riêng và châu Phi nói chung, xương rồng lê gai được xem như một loại trái cây cao cấp bởi chúng chứa nhiều nước nên là một loại quả giải khát tuyệt vời. Thậm chí, loại quả này còn từng cứu đói rất nhiều người châu Phi.
Theo Web MD, xương rồng lê gai có lợi ích tiềm năng trong điều trị bệnh tiểu đường. Loại cây này có thể làm giảm lượng đường trong máu từ 17% đến 48% ở một số người.
Tại một số quốc gia, xương rồng lê gai ngày càng được ưu chuộng, trở thành món ăn lạ miệng, sành điệu và lành mạnh. Thậm chí, chúng còn được trồng để bán vào các siêu thị. Theo Amazon, giá trung bình cho hộp 6 quả là 13 USD (khoảng 300.000 đồng).
Lá xương rồng lê gai có thể luộc, nướng hoặc cắt lát mỏng trộn gỏi. Món ăn được chế biến xong sẽ có vị như đậu xanh, nhưng lại có chất nhờn như đậu bắp.
Ngoài ra, lá xương rồng lê gai có thể luộc hoặc nướng, chế biến thành món ăn ngon lạ. Hoa xương rồng lê gai được dùng làm trà thảo dược. Hạt xương rồng lê gai được chế biến thành dầu dưỡng da. Cần có 1 tấn hạt xương rồng lê gai để sản xuất ra 1 lít dầu xương rồng lê gai. Và 1 lít dầu này có giá cao bất ngờ, lên tới 2000 euro (~55 triệu vnđ) khi xuất khẩu sang châu Âu, theo AFP.
Theo Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, quả xương rồng lê gai có tác dụng giúp loại bỏ độc tố và có thể chống oxy hóa do hàm lượng vitamin C và E cao. Quả cũng có thể giúp loại bỏ táo bón, đầy hơi và cả loét dạ dày.
Theo nông dân Algeria, Djamal Chaib, xương rồng lê gai của Algeria được xuất khẩu sang Pháp, Đức, Qatar và có kế hoạch bán sang Mỹ.