Đàn ông thời xưa không phải ai cũng chọn những người phụ nữ xinh đẹp về làm vợ mà còn phải lựa chọn dựa trên một số tiêu chí đặc biệt.
Tiêu chuẩn thẩm mỹ ở mỗi thời đại là khác nhau. Trong thời đại phong kiến Trung Quốc cổ xưa, đàn ông khi chọn vợ không chỉ nhìn vào ngoại hình mà còn dựa trên một số bộ phận khác của cơ thể.
Tiêu chí đầu tiên chính là xem mặt
Tuy nhiên, đây là xem tướng mạo chứ không phải xem dung nhan. Người xưa quan niệm rằng phụ nữ có thân hình tròn trịa, đầy đặn và mềm mại thì cũng có tính tình trầm ổn, cuộc sống sung túc và phúc hậu, về già có tài lộc. Vì thế, đàn ông khi chọn vợ cũng ưu tiên lựa chọn những người phụ nữ có gương mặt "tròn như mặt trăng", thân hình mũm mĩm.
Ngược lại, những người phụ nữ có gương mặt trái xoan, thon dài lại bị cho là âm khí không đủ, vận may kém, quan hệ hôn nhân không suôn sẻ, về già không sung sướng. Điều này gần như trái ngược với quan niệm thẩm mỹ ngày nay, khi phụ nữ thường thích gương mặt thon gọn và cằm dài nhọn.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, những người phụ nữ có gò má cao cũng ít khi được đàn ông thời xưa chọn làm vợ. Lý do là bởi người xưa cho rằng phụ nữ có gò má cao hay mưu cầu lợi ích cá nhân, sống tiêu cực, bi quan, thiếu dũng khí, đối xử không tốt với chồng con và gia đình nhà chồng. Người phụ nữ như vậy cũng thiếu may mắn trong cuộc sống, vận khí không tốt ảnh hưởng tới chồng con. Đó là quan niệm cổ hủ của thời xưa, hiện nay không còn phù hợp nữa. Về điểm này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết: không nên đặt nặng vấn đề gò má cao dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Trường hợp người phụ nữ khi có gò má cao chỉ cần khéo léo trang điểm khuôn mặt sao cho phù hợp, dễ nhìn. Ngoài ra, cần xây dựng mối quan hệ tích cực, tư tưởng luôn lạc quan nhất là với người yêu, với chồng. Bởi nếu quá nặng nề về chuyện gò má cao sẽ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng cuộc sống gia đình.
Còn một điểm nữa trên gương mặt cũng rất được người thời xưa quan tâm, đó là huyệt thừa tương, nằm ở chỗ lõm, chính giữa và dưới môi dưới, trên đường bổ dọc giữa hàm dưới. Người phụ nữ có huyệt thừa tương rõ ràng chứng tỏ có đủ âm khí, chức năng sinh sản và nội tiết khỏe mạnh, có khả năng sinh con đẻ cái giúp nhà chồng duy trì nòi giống.
Tiêu chí thứ hai khi chọn vợ là xem hông
Người xưa thường nhìn eo và hông của người phụ nữ, không chỉ liên quan đến yếu tố thẩm mỹ mà còn là để đánh giá khả năng sinh sản của họ. Thời xưa, người ta cho rằng phụ nữ có hông nở, vòng 3 to và nhô cao thì sẽ có ham muốn tình dục mạnh mẽ, từ đó khả năng sinh sản cũng tốt hơn. Đó là lý do vào thời nhà Đường của Trung Quốc, phụ nữ béo được coi là đẹp hơn so với phụ nữ gầy ốm.
Tiêu chí thứ ba là xem chân
Theo quan niệm của đàn ông thời xưa, bàn chân của phụ nữ chính là một trong những "vũ khí" gợi cảm và quyến rũ nhất. Chân phụ nữ càng nhỏ và gầy thì càng được coi là đẹp. Đó cũng là lý do tục lệ bó chân "gót sen" ra đời để giúp bàn chân phụ nữ nhỏ nhắn hơn.
Ngược lại với bàn chân lớn của đàn ông, bàn chân nhỏ của phụ nữ tượng trưng cho vẻ đẹp nữ tính. Người ta cho rằng những người phụ nữ bó chân "gót sen" lâu ngày sẽ giúp các cơ xung quanh cơ quan sinh dục nữ cũng ngày càng trở nên săn chắc. Điều này mang đến nhiều khoái cảm hơn cho người chồng trong sinh hoạt vợ chồng, làm cho người phụ nữ như "vẫn còn trinh" trong mỗi lần quan hệ. Vì thế, dù tục bó chân vô cùng đau đớn và đáng sợ nhưng nhiều người phụ nữ thời xưa vẫn phải chấp nhận làm theo để có cơ hội lấy chồng, được gả vào những nhà giàu có để sống sung sướng hơn.