Siêu bão số 3 là cơn siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.
Chỉ còn cách Quảng Ninh hơn 400km, siêu bão số 3 - YAGI vẫn đang rất mạnh, giật cấp 20
Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, lúc 16 giờ chiều nay, 6-9, vị trí tâm bão số 3 đã vào đến đất liền phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Ở vị trí này, siêu bão cách Quảng Ninh khoảng 420km về phía Đông Đông Nam.
Đáng chú ý, cường độ bão khi vào đất liền đảo Hải Nam vẫn chưa suy yếu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đang mạnh cấp 16 (184-201km/giờ), giật trên cấp 17 (cấp 19, 20). Siêu bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/giờ.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, đánh giá siêu bão số 3 là cơn siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.
Bão số 3 cũng có quá trình mạnh lên rất nhanh, từ thời điểm vào Biển Đông (ngày 2-9) cấp 8, đến hơn hai ngày sau bão đã mạnh thêm tới 8 cấp, đạt cấp siêu bão vào ngày 5-9 và duy trì cấp siêu bão đến nay. Điều này cũng tương đối hiếm gặp đối với bão trên Biển Đông.
Dự báo đường đi của siêu bão số 3 - Yagi. Ảnh: VNDMS
Dự báo trong những giờ tới, siêu bão số 3 đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) để tiến vào vịnh Bắc Bộ. Khoảng đêm nay, sáng sớm ngày mai, bão ở ngay trên vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Đông Nam. Cường độ bão mạnh cấp 14, giật cấp 17.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: Phía Bắc vĩ tuyến 17,0N; phía Tây kinh tuyến 113,0E. Những giờ tiếp theo, bão tiếp tục đi sâu vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh-Thái Bình với cường độ cấp 10-11, giật cấp 13.
Dù siêu bão còn cách khá xa đất liền miền Bắc, tuy nhiên rìa cơn bão đã gây mưa giông, gió mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố. Trong đó, thủ đô Hà Nội đã ghi nhận có thiệt hại khi nhiều cây xanh ngã đổ, nhà cửa bị hư hỏng và có thiệt hại về người.
Dự báo tác động của siêu bão số 3:
Về gió mạnh:
Trên biển:
Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông đêm 06/9 còn có gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão cấp 14-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội. Ngày 07/9 gió giảm dần
- Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh cấp 6-7. Từ tối và đêm 06/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Trên đất liền:
- Từ đêm 06/9 và gần sáng ngày 07/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 07/9).
Về nước dâng, sóng lớn:
Sóng biển:
- Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông đêm 06/9 có sóng biển cao 5,0-7,0m, vùng gần tâm bão 8,0-10,0m. Ngày 07/9 độ cao sóng giảm dần
- Khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0-4,0m, sau tăng lên 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0-8,0m.
- Từ đêm 06/9 và gần sáng ngày 07/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.
Nước dâng/rút do bão:
Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hoá)-2,0m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 07/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hoá)-1,0m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng ngày 07/9.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.
Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.
Về mưa lớn:
Từ đêm 06/9 đến sáng 09/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 07/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 07/9 đến đêm 08/9).
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Dông, lốc xoáy: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, đêm 06/9 ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hoá-Thừa Thiên Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh trước khi bão ảnh hưởng.
Bắt khẩn cấp 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng
Chiều 9-9, Công an TP HCM đã cung cấp thông tin liên quan đến vụ bạo hành xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng (đường Tô Ký, quận 12).
Tham dự buổi cung cấp thông tin có thượng tá Đới Ngọc Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự; thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng Phòng tham mưu cùng đại diện các phòng nghiệp vụ thuộc Công an TP HCM.
Theo đó, Công an TP HCM đã khởi tố, tạm giam Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (SN 1978, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (SN 1977, quê Đồng Nai) về tội "Hành hạ người khác"
Công an TP HCM cung cấp thông tin
Căn cứ các tài liệu điều tra thu thập được, hành vi của Nguyễn Thị Ngọc Cẩm đủ yếu tố cấu thành tội "Hành hạ người khác" nên đã ra Quyết định tạm giữ đối với để phục vụ điều tra.
Đồng thời, các Tổ công tác của Công an quận 12 và Phòng Cảnh sát hình sự đã nhanh chóng phối hợp công an các tỉnh, đưa những người khác về trụ sở để làm việc.
Ba người đang được lấy lời khai gồm: N.T.Q (SN 1983, quê Tiền Giang), Đ.T.K.L (SN 1978), D.N.T (SN 1977, quê Sóc Trăng).
Trước đó, Công an quận 12 nhận được tin báo về sự việc "Hành hạ người khác" xảy ra tại mái ấm Hoa Hồng. Ngay sau đó, Ban Giám đốc Công an TP HCM đã chỉ đạo Công an quận 12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị, ban, ngành liên quan khẩn trương xác minh, điều tra xử lý.
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
Công an Quận 12 đã phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra trực tiếp tại cơ sở. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhậncơ sở này đang nuôi dưỡng 86 trẻ em (vượt quá số lượng được cấp phép 47 trẻ).
Tiếp đó, Công an quận 12 phối hợp đưa 32 trẻ vào Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em Tam Bình (TP Thủ Đức), 36 trẻ vào Làng Thiếu niên Thủ Đức (TP Thủ Đức), 15 trẻ vào Làng trẻ em Gò Vấp, 2 trẻ được gia đình tiếp nhận và 01 trẻ đang điều trị bệnh tại bệnh viện.
Công an quận 12 đã mời chủ cơ sở và tất cả các nhân viên đang làm việc tại cơ sở về trụ sở cơ quan Công an để làm việc; đồng thời thu giữ 1 số tài liệu, vật chứng có liên quan.
Qua dữ liệu, chứng cứ thu thập được, bước đầu, Công an quận 12 xác định 5 nhân viên (bảo mẫu) có hành vi hành hạ trẻ em. T nhiên tại thời điểm kiểm tra, chỉ có 2 trường hợp có mặt tại cơ sở gồm: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm và T.M.N (SN 1953, quê Cà Mau).
Qua làm việc, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm thừa nhận trong quá trình chăm sóc các trẻ tạimái ấm Hoa Hồng, Cẩm nhiều lần dùng tay đánh vào cơ thể của trẻ để làm các cháu sợ, không quấy phá.
Ứng phó siêu bão Yagi, huyện đảo Cô Tô giới nghiêm từ 20 giờ ngày 6-9
Đến chiều 6-9, huyện Cô Tô đã chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện đáp ứng yêu cầu phòng, chống bão theo phương châm "bốn tại chỗ"; rà soát địa bàn, các khu vực xung yếu, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án phòng, chống bão và phương án di chuyển nhân dân tới nơi an toàn. Trước 16 giờ ngày 6-9, huyện đã tổ chức sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn.
Người dân có nhà ở không kiên cố được sơ tán đến các điểm tránh trú bão tập trung để đảm bảo an toàn
Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa; rà soát các hộ gia đình có nhà ở không đảm bảo an toàn, có nguy cơ sụp đổ để bố trí nơi tránh trú, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu và hoàn thành sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Các xã, thị trấn cũng phân công cán bộ trực, kiểm soát tại các điểm sơ tán, tránh trú bão tập trung; phân công lãnh đạo, cán bộ xã và các đơn vị lực lượng vũ trang phụ trách từng thôn, xóm.
UBND huyện Cô Tô cũng yêu cầu các thôn, khu tiếp tục rà soát từng hộ dân, số nhân khẩu đang sinh sống tại căn nhà cấp 4; kiên quyết di dời 100% nhân khẩu tại những hộ dân này đến những căn nhà kiên cố, an toàn; hoàn thành trước 20 giờ ngày 6-9.
Lực lượng chức năng huyện Cô Tô yêu cầu các chủ phương tiện di chuyển về bờ đảm bảo an toàn tính mạng trước khi bão đổ bộ
Các lực lượng hỗ trợ ngư dân chằng chống bè để bảo vệ tài sản
Cùng với đó, UBND huyện Cô Tô cũng xây dựng, ban hành phương án trưng dụng các khách sạn, trường học, trụ sở các cơ quan kiên cố để bố trí làm nơi ở tạm thời cho nhân dân trong thời gian bão đổ bộ, đảm bảo lương thực, thực phẩm và các điều kiện sinh hoạt của nhân dân, quyết tâm không để thiệt hại về người và giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Sơ tán gần 40 nghìn người tránh bão số 3
Chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trực tiếp thị sát, kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh cần phải khởi động mọi lực lượng, chỉ đạo tập trung, thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, dù trong tình huống nghiêm trọng nhất.
Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh khởi động mọi lực lượng, chỉ đạo tập trung, thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, dù trong tình huống nghiêm trọng nhất.
Lực lượng chức năng các xã thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đi kiểm tra công tác tránh trú của các tàu, thuyền.
Tại khai trường của Công ty than Hà Tu, thành phố Hạ Long, Phó Thủ tướng cho rằng công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại các địa phương ở Quảng Ninh đang được triển khai tốt và phải tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc, có kịch bản cho các vùng khác nhau (huyện đảo, ven bờ, đồng bằng, miền núi) trước, trong và sau bão. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu cần chủ động phòng tránh, di dời triệt để người dân ra khỏi các vùng xung yếu, nguy hiểm, có nguy cơ cao.
Cũng trong chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác còn kiểm tra công tác phòng, chống bão tại tuyến đê biển Hà Nam, cống tiêu thoát nước trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cập nhật báo cáo mới nhất về công tác phòng chống bão số 3.
Theo đó, hồi 16h ngày 6/9, vị trí tâm bão ở 19,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh 420 km, với sức gió cấp 16, giật trên cấp 17. Gió tại đảo Bạch Long Vĩ mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo đêm nay, tâm bão trên trên vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Đông Nam; sức gió cấp 14, giật cấp 17.
Chiều mai (7/9), tâm bão trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Thái Bình, sức gió cấp 10-11, giật cấp 13.
Từ 5-17h ngày 06/9, Bắc Bộ đã có mưa 30-70mm, một số trạm mưa lớn hơn: Hương Sơn (Hà Nội) 71mm, Hàng Đồi (Hoà Bình) 72mm, Tiền Hải (Thái Bình) 71mm, Xuân Thủy (Nam Định) 92mm, Kim Sơn (Ninh Bình) 114mm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 ở Thái Bình chiều ngày 6/9.
Dự báo từ đêm 6/9 đến ngày 8/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 07/9 đến đêm 08/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Từ ngày 7-10/9, trên các sông ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện 01 đợt lũ, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hòa Bình có khả năng lên mức BĐ2- BĐ3; đỉnh lũ trên sông Thao, thượng lưu sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long lên mức báo động 1-2; sông Bưởi, thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) lên trên mức báo động 1; mực nước hạ lưu sông Hồng-Thái Bình ở dưới mức báo động 1.
Tính đến 17h30 chiều ngày 6/9, cơ quan chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.426 tàu/220.805 người để chủ động tránh trú; toàn bộ tàu thuyền đã vào nơi tránh trú. Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Nghệ An và Quảng Bình đã cấm biển.
Đã sơ tán 37.188 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn (Quảng Ninh: 3.000 người; Hải Phòng: 9.259 người; Thái Bình: 21.510 người; Nam Định: 734 người; Ninh Bình: 2.685 người).
Ngày 6/9, 2 đoàn công tác của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đi kiểm tra, chỉ đạo tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi kiểm tra, chỉ đạo tại Nam Định, Thái Bình.