Tin tức 24h: 4 tiếp viên Vietnam Airlines mang 11,48 kg ma túy

H.A - Ngày 17/03/2023 19:04 PM (GMT+7)

Bốn nữ tiếp viên hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã mang tổng cộng 11,48 kg ma túy tổng hợp từ Pháp về Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 16/3.

4 tiếp viên Vietnam Airlines mang 11,48 kg ma túy

Chiều 17-3, ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM, chủ trì họp báo, công bố vụ việc 4 nữ tiếp viên của Vietnam Airlines đã mang tổng cộng 11,3 kg ma túy tổng hợp từ Pháp về Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 16-3.

Toàn cảnh buổi họp báo

Toàn cảnh buổi họp báo

Theo đó, ngày 16-3, từ chuyến bay VN10 chặng Paris (Pháp) - TP HCM, trong quá trình kiểm tra, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện hành lý của 4 nữ tiếp viên gồm Nguyễn Thanh Thủy, Trần Thị Thu Ngân, Đặng Phương Vân và Võ Tú Quỳnh có chất nghi ma túy và thuốc lắc. Qua  kiểm  tra, trong hành lý của 4 đối tượng có 8.400 gam viên nén màu xám và 3.080 gam chất bột màu trắng, tổng cộng 11,48 kg.

Ma túy tổng hợp được cất giấu tinh vi trong các tuýp kem đánh răng, nước súc miệng. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp

Ma túy tổng hợp được cất giấu tinh vi trong các tuýp kem đánh răng, nước súc miệng. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp

Tin tức 24h: 4 tiếp viên Vietnam Airlines mang 11,48 kg ma túy - 3Tất cả các mẫu thử đều là ma túy tổng hợp. Ngay sau đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất kết hợp cơ quan công an tiến hành kiểm tra thực tế.

Tất cả các mẫu thử đều là ma túy tổng hợp. Ngay sau đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất kết hợp cơ quan công an tiến hành kiểm tra thực tế. 

Ông Bùi Lê Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất, cho biết đơn vị tiến hành kiểm tra nhóm tiếp viên hàng không này và phát hiện nghi vấn có ma túy thì lập tức đã kết hợp các cơ quan liên quan đến xử lý ngay từ đầu.

Trước đó, sau khi nhận được thông tin vụ việc, Hãng Vietnam Airlines đã quyết định đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đối với 4 tiếp viên nêu trên để phục vụ công tác điều tra.

Vietnam Airlines khẳng định các cá nhân vi phạm quy định pháp luật, vi phạm nội quy lao động đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định, đơn vị sẽ không bao che.

Hiện nay, Vietnam Airlines đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ vụ việc, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, nội quy lao động của đơn vị và sẵn sàng cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời dựa trên các nguồn tin xác thực.

Vụ việc đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Vụ phụ huynh nhận cuộc gọi lừa đảo "con cấp cứu": Công an tiết lộ lỗ hổng thông tin

Tại toạ đàm "Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh mạng trong trường học" diễn ra vào sáng 17/3, tại TP.HCM, Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM cho hay, trong thời gian gần đây, một kiểu lừa đảo qua điện thoại mới là đóng giả giáo viên, nhân viên bệnh viện để lừa tiền cha mẹ học sinh.

Ông Thịnh nói đây là hình thức lừa đảo có sự chuẩn bị, hình thức cũng giống kiểu mạo danh công an, cơ quan Nhà nước để lừa tiền nạn nhân. Thông thường, nhóm lừa đảo sẽ mạo danh giáo viên để gọi trước, sau đó mạo danh bác sĩ để lấy lòng tin của nạn nhân.

Những vụ lừa đảo qua điện thoại bắt nguồn từ những lỗ hổng thông tin, 20% là do doanh nghiệp, 80% là do cá nhân các nạn nhân tự để lộ thông tin của mình.

Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh cho rằng 20% trường hợp lộ thông tin là do doanh nghiệp, 80% là do các cá nhân tự để lộ. (Ảnh: Tri thức trực tuyến)

Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh cho rằng 20% trường hợp lộ thông tin là do doanh nghiệp, 80% là do các cá nhân tự để lộ. (Ảnh: Tri thức trực tuyến)

Ông Thịnh lấy ví dụ các bạn trẻ ngày nay thích dùng TikTok. Ứng dụng này có phần liên kết danh bạ để kết nối với người quen. Đây chính là một lỗ hổng để kẻ gian lợi dụng. Chúng có thể truy cập danh bạ để biết số điện thoại, danh tính của gia đình, người thân.

Đồng quan điểm với đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena, nói rằng dữ liệu bị lộ lọt có thể xuất phát từ việc phụ huynh, học sinh cung cấp thông tin cho các hoạt động học tập hoặc thông qua hoạt động vui chơi giải trí như lướt TikTok.

Khi sử dụng các ứng dụng này, trẻ có thể bị xâm nhập thông tin. Thậm chí, phụ huynh cũng có thể bị liên lụy khi con sử dụng thiết bị điện tử của mình để truy cập, sử dụng các trang mạng, ứng dụng.

Ông Võ Đỗ Thắng nhận định tội phạm công nghệ cao là những kẻ có trình độ cao. Phạm vi phạm tội của chúng không bị giới hạn về mặt địa lý. Có thể cuộc gọi phụ huynh nhận được không xuất phát ở TP.HCM mà đến từ nước ngoài.

"Việc lừa đảo phụ huynh không phải là vấn đề mới, trước đây chúng còn giả danh cán bộ, cơ quan quản lý Nhà nước để lừa nạn nhân. Sắp tới, các vụ lừa đảo có thể diễn biến theo hướng khác và không có điểm dừng. Để đối phó với vấn đề này, các trường cần những người có kiến thức chuyên môn về công nghệ để quản lý thông tin, đồng thời áp dụng công nghệ nhằm mã hóa dữ liệu", ông Thắng nhấn mạnh.

Hà Nội dự kiến tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 từ ngày 1/7

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang khẩn trương hoàn thiện kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2023-2024 để sớm ban hành.

Theo kế hoạch dự kiến, năm học 2023-2024, Hà Nội tiếp tục áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến và tuyển sinh trực tiếp để tuyển trẻ 5 tuổi vào trường mầm non, tuyển học sinh lớp 1 vào trường tiểu học và tuyển học sinh lớp 6 vào trường trung học cơ sở.

Thời gian tuyển sinh bắt đầu từ ngày 1/7/2023.

(Ảnh minh họa: TTXVN)

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Theo đó, tuyển sinh trực tuyến từ ngày 1 đến ngày 9/7 (tuyển sinh học sinh vào lớp 1 từ ngày 1/7 đến hết ngày 3/7; tuyển sinh trẻ 5 tuổi từ ngày 4/7 đến hết ngày 6/7; tuyển sinh học sinh vào lớp 6 từ ngày 7/7 đến hết ngày 9/7).

Trong khoảng thời gian nói trên, nếu phụ huynh học sinh chưa kịp đăng ký tuyển sinh trực tuyến thì có thể đến trường trực tiếp nộp hồ sơ. Thời gian các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội nhận hồ sơ tuyển sinh là từ ngày 13/7 đến hết ngày 18/7/2023.

Theo thống kê sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2023-2024, số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh ở các lớp đầu cấp tăng hơn so với năm học 2022-2023.

Đáng chú ý, số học sinh trong độ tuổi tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2023-2024 tăng hơn năm học trước khoảng 38.000 em.

Bộ Công an vạch trần thủ đoạn giả danh cảnh sát phòng cháy, chữa cháy để lừa đảo

Theo Bộ Công an, thời gian vừa qua có tới 52/63 địa phương xảy ra vụ việc nhiều đối tượng giả danh cán bộ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí đến trực tiếp để lừa đảo bán tài liệu, phương tiện, yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn PCCC và CNCH nhằm trục lợi.

Đây không phải là hình thức lừa đảo mới mà đã xuất hiện nhiều năm nay. Tuy nhiên, một số cơ sở chưa kịp thời nắm bắt thông tin nên đã bị các đối tượng trên lừa đảo.

Đối tượng lừa đảo giả danh Cảnh sát PCCC và CNCH bán sách, tài liệu, phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH.

Đối tượng lừa đảo giả danh Cảnh sát PCCC và CNCH bán sách, tài liệu, phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH.

Thủ đoạn lừa đảo thường thông qua hình thức gọi điện đến các đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp, người dân… nhất là các cơ sở kinh doanh mới đi vào hoạt động, đối tượng giới thiệu mình là cán bộ Cảnh sát PCCC để yêu cầu làm các giấy tờ liên quan đến công tác PCCC, bán sách, tài liệu, phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH giá cao hơn thị trường; mời các cơ sở, doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC và CNCH và yêu cầu chuyển tiền.Sau khi sách và tài liệu được gửi tới người mua qua đường bưu chính, người mua phải trả tiền trước khi nhận bưu phẩm.

Tuy nhiên, người mua không thể liên lạc với số điện thoại của người gửi sau khi đã thanh toán. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, gây hoang mang, phiền phức cho người dân và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. 

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an đề nghị người dân nêu cao cảnh giác, không giao dịch mua bán với các đối tượng này; chia sẻ thông tin rộng rãi về các thủ đoạn lừa đảo cho người thân và cộng đồng, tránh mắc bẫy đối tượng xấu. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất.

Bùng phát ổ dịch adenovirus ở Ấn Độ, ít nhất 19 trẻ tử vong, hàng nghìn người nhập viện

Kể từ đầu năm tới nay, 12.000 trường hợp nhiễm adenovirus được ghi nhận ở bang Tây Bengal, Ấn Độ. Hơn 3.000 trẻ em đã phải nhập viện với triệu chứng giống cúm.

Hiệp hội các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ở nước này cảnh báo, số ca nhiễm và tử vong thực tế có thể còn cao hơn con số thống kê.

Một vài kênh truyền thông địa phương cho rằng, hơn 100 trẻ em đã tử vong do adenovirus. Hiện nay, bang Tây Bengal đang phải chật vật chống chọi với dịch bệnh do adenovirus. Một vài bệnh viện cho biết, khoa nhi đã quá tải, nhiều bệnh nhi phải nằm chung giường.

Adenovirus được cho là gây nhiễm trùng mắt, dạ dày và đường hô hấp. Theo các quan chức y tế địa phương, hai chủng adenovirus đột biến đã dẫn tới những trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em.

Ít nhất 19 trẻ tử vong, hàng nghìn trẻ nhập viện ở Tây Bengal (Ấn Độ) do nhiễm Adenovirus gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Ít nhất 19 trẻ tử vong, hàng nghìn trẻ nhập viện ở Tây Bengal (Ấn Độ) do nhiễm Adenovirus gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Adenovirus cũng đã được phát hiện ở các bang Maharashtra và Karnataka. Chính quyền địa phương đã thiết lập đường dây nóng để trả lời các cuộc gọi từ các bậc phụ huynh liên quan tới adenovirus. Nhân viên y tế cũng đã được huy động không nghỉ phép để chống dịch.

Các phòng khám và khoa bệnh được chỉ thị mở cửa 24h/ngày, 7 ngày trong tuần.

Các giao thức được áp dụng trong đại dịch COVID-19 như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang đã được áp dụng trở lại để hạn chế lây lan Adenovirus. Đến nay, chính quyền địa phương chưa ra lệnh đóng cửa trường học.

Bác sĩ nhi khoa Apurba Ghosh cho biết: “Mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh Adenovirus là chưa từng có."

Bác sĩ Prabhas Prasun Giri, khoa chăm sóc đặc biệt, Viện Sức khỏe Trẻ em ở Kolkata cho biết, bang Tây Bengal đã không chuẩn bị trước để xử lý lượng bệnh nhân khổng lồ đến vậy.

“Khi chúng ta sống trong thời kỳ hậu COVID-19, chúng ta nên chuẩn bị cho bất kỳ loại virus nào sẽ bùng phát như vậy. Năm nay, đó là adenovirus. Năm tới, có thể là RSV (virus hợp bào hô hấp), năm tiếp theo có thể là cúm", BS. Prabhas Prasun Giri nói.

Dân mạng rơi nước mắt với ước mơ làm phụ hồ của cậu bé 7 tuổi: Con lo không có ai tìm nuôi con, bố mẹ con mất rồi
"Làm phụ hồ, con bưng gạch, trộn xi măng. Con để dành con đưa cho bà ngoại. Ước cho ngoại con hết bệnh", tâm sự của cậu bé 7 tuổi mồ côi bố mẹ ở Cà Mau khiến ai nghe cũng thấy đau lòng.

Cư dân mạng

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vụ tiếp viên hàng không xách ma túy