"Khi đó khoảng hơn 8h sáng, tôi cùng 2 chị gái của Lực (bố của cháu An) đi quanh ngọn đồi gần nhà để tìm lại lần nữa. Đang đi thì tôi nghe tiếng khóc nhỏ của trẻ con. Tôi nói 2 người cô đi chậm lại để tìm khu vực phát ra tiếng khóc. Vừa tiến lại gần, chúng tôi vừa gọi "gấu ơi, gấu ơi" (tên gọi ở nhà của bé An) thì tiếng trẻ con khóc to hơn và gọi "Mẹ Huyền, mẹ Huyền", người đầu tiên tìm thấy bé trai 2 tuổi cho hay.
Vụ bé trai 2 tuổi "mất tích bí ẩn" ở Nghệ An: Người đầu tiên tìm thấy cháu bé tiết lộ gì?
Ngày 2/12, cháu Đoàn Phúc A. (2 tuổi) con anh Đoàn Văn Lực (32 tuổi, trú khối 12, phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) đã trở về nhà bình an sau 3 ngày "mất tích bí ẩn".
Ông Đậu Đức Trung (cậu ruột của anh Lực) cho biết, hiện cháu A. đang được chăm sóc và theo dõi tại trạm y tế phường Quỳnh Xuân.
"Bé trở về trong tình trạng tỉnh táo, không mặc quần, cơ thể có xây xước nhẹ", ông Trung cho biết.
Cháu A. được tìm thấy sau 3 ngày mất tích bí ẩn. Ảnh: Báo Giao thông
Theo tờ Phụ nữ Việt Nam, chị Nguyễn Thị Thủy (43 tuổi, bà họ của bé A.), một trong những người đầu tiên tìm thấy bé A. cho biết, vào sáng cùng ngày, chị Thủy cùng 2 người cô ruột của bé A. lại đi dọc ngọn đồi gần nhà để tìm kiếm lại thì vui mừng khi phát hiện ra cháu bé.
"Khi đó khoảng hơn 8h sáng, tôi cùng 2 chị gái của Lực (bố của cháu An) đi quanh ngọn đồi gần nhà để tìm lại lần nữa. Đang đi thì tôi nghe tiếng khóc nhỏ của trẻ con. Tôi nói 2 người cô đi chậm lại để tìm khu vực phát ra tiếng khóc. Vừa tiến lại gần, chúng tôi vừa gọi "gấu ơi, gấu ơi" (tên gọi ở nhà của bé A.) thì tiếng trẻ con khóc to hơn và gọi "Mẹ Huyền, mẹ Huyền.
Chúng tôi chạy lại thì phát hiện bé dưới một cái hố sâu khoảng hơn 2 mét, không có nước. Tôi vui mừng nhảy xuống bồng cháu nhưng không thể lên được. 2 người ở trên thấy phải nắm lấy tay kéo bà cháu tôi lên", chị Thuỷ kể lại.
Chị Thủy cho biết, nơi phát hiện cháu A. cách nhà khoảng 200m, cách đường 100m, cây cối rậm. Khu vực này trước đó gia đình, cơ quan chức năng đã tìm đi tìm lại nhưng không có tin tức. Thời điểm tìm thấy cháu A. không mặc quần, áo khô, tay chân có vết xước nhẹ.
"Cháu ngồi ngay dưới hố, người không lấm bẩn nhiều, khá tỉnh táo nhưng hơi hoảng loạn, khóc. Chúng tôi điện về thông báo cho gia đình rồi đưa cháu về nhà, ủ ấm, cho uống sữa và trình báo với cơ quan chức năng", chị Thuỷ kể tiếp.
Vị trí nhà cháu A. và nơi mọi người tìm thấy cháu. Ảnh: VTC News
Trong khi đó, chia sẻ trên tờ Người đưa tin pháp luật, ông Lê Khắc Trung, khối trưởng khối 2, phường Quỳnh Xuân cho biết, cháu được tìm thấy khiến cho gia đình, người dân và lực lượng chức năng cố gắng 3 ngày qua đều vỡ oà cảm xúc. Rất may mắn, cháu bé được tìm thấy sức khoẻ ổn định.
“Tuy nhiên, nhiều người đặt ra các nghi vấn xung quan việc cháu bé mất tích. Bởi khu vực tìm thấy cháu bé sáng 2/12, người dân và lực lượng chức năng đã rà soát rất kỹ trước đó nhưng không thấy cháu. Sáng nay, lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm thì bất ngờ nghe tiếng khóc của cháu bé ở khu vực này. Cháu bé được tìm thấy dưới khe, không có nước, sâu khoảng 4m, rộng 4m. Lạ hơn nữa, trong những ngày qua thời tiết mưa nhưng đầu tóc và quần áo bé đều khô ráo”, ông Trung cho biết.
Trước đó, như tin đã đưa, khoảng 15h ngày 29/11, cháu Đoàn Phúc A. theo anh trai 8 tuổi ra cổng đổ rác rồi mất tích bí ẩn.
Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, đến khoảng 8h30 ngày 2/12 bé A. được gia đình tìm thấy trên đồi cách nhà khoảng 200 mét.
Hiện lực lượng chức năng vẫn đang làm rõ những vấn đề liên quan đến việc cháu bé bị mất tích.
Vì sao chủ facebook “đình đám” ở Tây Nguyên bị bắt lần 2?
Ngày 2/12, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công anh tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Minh Lợi (SN 1968, trú tại thôn 4, xã Eã Bhốk, huyện Cư Kuin) để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại khoản 1 Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017. Các quyết định đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.
Theo điều tra ban đầu, Trần Minh Lợi đã sử dụng trang Facebook cá nhân của mình là “Trần Minh Lợi” đăng 7 bài viết, 4 video có nội dung thông tin liên quan đến việc tố cáo sai phạm của ông Lê Lợi (Chánh án TAND huyện Cư Kuin) trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7/2022. Qua xác minh, các bài viết, video này đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân ông Lê Lợi.
Trần Minh Lợi được cư dân mạng biết đến với chủ tài khoản Facebook Trần Minh Lợi, là đối tượng “đình đám” ở Tây Nguyên và được nhiều người phong cho chức danh “Người hùng” chống tham nhũng. Trên Facebook của mình, Lợi lấy khẩu hiệu “Chống tham nhũng không của riêng ai”, “Diệt giặc nội xâm”... Tuy nhiên, Lợi đã lợi dụng vào “cái mác” mà mình có để thực hiện hành vi phi pháp, trục lợi cá nhân.
Năm 2016, Lợi bị Cơ quan CSĐT Công tỉnh Đắk Nông bắt giữ về tội “Đưa hối lộ” vì liên quan đến một vụ án xảy ra trên địa bàn huyện Đắk Mil. Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Đắk Nông xác định, Lợi còn liên quan đến một vụ án khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vào năm 2014 với cùng tội danh “Đưa hối lộ”.
Trần Minh Lợi bị Công an tỉnh Đắk Nông bắt giữ vào năm 2016.
Với tội danh trong 2 vụ án, Lợi bị TAND tỉnh Đắk Nông cũng như TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xử phạt 4 năm 6 tháng tù. Sau khi ra tù vào năm 2022, Lợi mở Công ty TNHH DV Tư vấn pháp lý Trần Minh Lợi TV đóng tại nhà của Lợi ở thôn 4, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, chuyên tư vấn cho người dân liên quan đến các vấn đề tranh chấp đất đai, tài sản, khiếu kiện, tố cáo cán bộ… với tư cách pháp nhân là Phó giám đốc công ty.
Câu hỏi nóng: Giá vàng tăng sốc đến bao giờ?
Cuối tuần 2-12, giá vàng thế giới chốt tuần giao ở mức cao nhất mọi thời đại 2.071 USD/ounce, vượt vùng trên 2.063 USD/ounce lập được vào năm ngoái.
Chỉ trong khoảng 2 tháng, giá vàng thế giới tăng dựng đứng khoảng 200 USD/ounce (tương đương gần 6 triệu đồng/lượng) rồi vượt đỉnh lịch sử.
Kim loại quý trên sàn quốc tế tăng sốc cũng kéo giá vàng trong nước cùng đi lên mức cao nhất từ trước tới nay. Hiện vàng SJC được giao dịch khoảng 74 triệu đồng/lượng trong khi vàng nhẫn, vàng trang sức tới 62,65 triệu đồng/lượng.
Với diễn biến hiện tại, nhiều ý kiến nhận định giá vàng có thể tăng tiếp hướng đến vùng 2.100 USD/ounce.
Giá vàng được dự báo có thể tăng tiếp
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, phân tích đang có nhiều yếu tố hỗ trợ giúp giá vàng lên đỉnh lịch sử.
Cụ thể, giá USD giảm mạnh sau cuộc họp Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đầu tháng 11 với thông điệp không tăng thêm lãi suất, giúp giá vàng hưởng lợi. Chỉ số USD (DXY) ngày 2-12 đang ở mức 103 điểm, giảm trên 3% trong hơn 1 tháng qua.
Giá USD giảm mạnh cho thấy khả năng FED sẽ chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất và chuyển sang chu kỳ giảm từ giữa năm 2024.
Trong bối cảnh này, nhiều quỹ đầu tư, tổ chức tài chính quốc tế và cả các ngân hàng trung ương cũng tăng mua vàng. Do đó, vàng thế giới được dự báo có thể chạm ngưỡng 2.100 USD/ounce.
"Giá vàng tăng vào thời điểm này còn do nhu cầu mua vàng vật chất cao ở các nước tiêu thụ vàng nhiều như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… để sản xuất vàng trang sức phục vụ cho mùa lễ hội cuối năm, mùa giáng sinh, mùa cưới" - ông Nguyễn Thế Hùng nói.
Với giá vàng trong nước, các chuyên gia cho rằng sẽ chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới dù biên độ chênh lệch vẫn còn cao do chưa có sự liên thông.
Nguồn cung vàng SJC từ nhập khẩu thiếu vàng, ngay nguồn vàng cho sản xuất vàng nhẫn khan hiếm cũng đẩy giá mặt hàng này lên cao. Có điều, theo ông Nguyễn Thế Hùng, giá vàng trong nước thời điểm này không dễ dự báo.
Một số chuyên gia khác cũng nhận định giá vàng thế giới đang hướng đến vùng 2.100 USD/ounce, tuy nhiên giá vàng trong nước nhất là vàng SJC do cách biệt lớn với thế giới nên khó dự báo.
Nếu thị trường có thêm nguồn cung từ nguồn nhập khẩu vàng nguyên liệu như kiến nghị của các doanh nghiệp để sản xuất vàng SJC hoặc vàng nhẫn, vàng trang sức, giá có thể giảm…
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 61 triệu đồng/lượng, thấp hơn vàng trang sức, vàng nhẫn khoảng 1,6 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng SJC khoảng 13 triệu đồng.
Thực khách ăn cơm trưa hết 270 ngàn đồng, chuyển nhầm 270 triệu đồng là ai?
Sáng 1-12, anh Hoàng Hiệp, chủ nhà hàng Lan Ngan (phố Hàng Than, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa) xác nhận, sau khi báo chí đăng tin sự việc một vị khách khi tới nhà hàng của gia đình anh ăn cơm trưa hết 270 ngàn đồng nhưng đã chuyển nhầm lên tới 270 triệu đồng, trong chiều ngày 30-11, đã có vị khách liên hệ với nhà hàng xác nhận là người chuyển nhầm số tiền trên.
Nhà hàng Lan Ngan, nơi thực khách ăn cơm trưa chuyển nhầm số tiền 270 triệu đồng
Người chuyển nhầm tiền là chị H.T.T.T. (SN 1983; ngụ thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa). "Sau khi kiểm tra thông tin và hình ảnh camera an ninh, chúng tôi xác định chị T. đúng là người chuyển nhầm số tiền trên. Tôi đã hẹn chị T. sáng nay (1-12) đến công an để cùng làm việc và bàn giao số tiền nói trên"- anh Hoàng Hiệp thông tin.
Theo anh Hiệp, chị T. cho biết mới đi làm ở Đài Loan (Trung Quốc) trở về, khi tới nhà hàng ăn cơm, khi chuyển tiền, do nhìn nhầm số nên chị đã chuyển 270 triệu đồng mà không hề biết. Đến khi báo chí thông tin, chị mới kiểm tra và biết mình chuyển nhầm tiền nên đã liên hệ để xin lại số tiền trên.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, khoảng 13 giờ 37 phút ngày 24-11, một vị khách tới ăn cơm tại nhà hàng Lan Ngan của gia đình anh (ở số 16-22 Hàng Than, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa). Bữa ăn trưa hết 270 ngàn đồng, thế nhưng lúc thanh toán, vị khách này đã chuyển nhầm số tiền lên tới 270 triệu đồng (chuyển quá 269.730.000 đồng).
Lúc nhà hàng phát hiện việc chuyển nhầm thì vị khách đã rời khỏi quán. "Gia đình đã đợi vị khách này quay lại, thế nhưng đợi 4 ngày không thấy người này quay lại, nên tôi đã đăng thông tin lên trang cá nhân và các hội nhóm trên mạng xã hội mong vị khách trên biết tới nhận lại số tiền"- anh Hiệp chia sẻ.
Anh Hiệp cũng cho biết khi anh đăng thông tin lên mạng xã hội, nhiều người cho rằng anh câu view, PR, anh cảm thấy rất buồn. Theo anh Hiệp, gia đình anh buôn bán đã hơn 20 năm, không ai ở TP Thanh Hóa là không biết, cần gì phải làm chiêu trò để làm gì.