Cơ quan công an đã bước đầu làm rõ việc Nguyễn Thị Cần ra tay sát hại người chồng hờ là ông T.
6 diễn biến
Nguyên nhân người đàn bà xuống tay giết chồng hờ dã man, giấu thi thể vào ống cống
Ngày 24/2, thông tin từ phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Cần (SN 1975, trú huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) để làm rõ hành vi Giết người.
Nguyễn Thị Cần tại trụ sở công an
Theo cơ quan công an, Nguyễn Thị Cần được ông P.V.T (SN 1956, trú xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn) đón về sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 2018. Quá trình chung sống, Cần có biểu hiện mắc bệnh tâm thần.
Rạng sáng 13/2, Cần đang ngủ thì ông T. gọi dậy bắt nấu cháo, lấy rượu cho uống nên giữa Cần và ông T. phát sinh mâu thuẫn. Lúc này, Cần dùng gậy gỗ, dao và một số hung khí khác sát hại người chồng hờ. Gây án xong, Cần kéo thi thể ông Thắng giấu vào trong cống thoát nước gần đường lên nhà rồi quay lại nhà, sau đó bỏ trốn lên rừng.
Chiều 15/2, con rể ông T. đến nhà và phát hiện Cần ngồi trước nhà, cầm búa và đinh không cho anh này vào. Một lúc sau, con rể ông T. quay lại thì Cần bỏ chạy lên rừng. Kiểm tra trong nhà, con rể ông T. phát hiện vết máu nên đã hô hào người thân cùng hàng xóm tìm kiếm ông T. đồng thời báo tin đến cơ quan công an.
Thi thể ông T. sau đó được phát hiện với nhiều vết thương trong ống cống.
Đến ngày 18/2, người dân phát hiện Cần lẩn trốn trên đồi, tay cầm theo dao nên đã báo tin tới cơ quan công an và chính quyền địa phương. Thời điểm bị triệu tập đến cơ quan công an, Cần đã ăn vỏ cây bạch đàn để sống qua 3 ngày.
Nguồn: https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/nguyen-nhan-nguoi-dan-ba-xuong-tay-giet-chong-ho... Nguồn: https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/nguyen-nhan-nguoi-dan-ba-xuong-tay-giet-chong-ho-da-man-giau-thi-the-vao-ong-cong-c51a1335524.html
Bác sĩ giả Nguyễn Quốc Khiêm đã học y khoa ở đâu?
Ngày 24-2, trả lời câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM, về việc bác sĩ dỏm Nguyễn Quốc Khiêm từng theo học tại Trường CĐ Sài Gòn Gia Định niên khóa 2016 – 2018 hay không, TS Bùi Quang Trung - Hiệu trưởng Trường cho biết đây là thông tin “trật lất”.
Bảng điểm của Nguyễn Quốc Khiêm khi theo học trung cấp tại trường Trung cấp Tổng hợp TP.HCM. Ảnh: PV
Ông Trung cho biết, thời điểm đó Trường CĐ Sài Gòn Gia Định chưa đổi tên. Trước đây là Trường trung cấp Phương Đông (thành lập năm 2004) được nâng cấp lên Cao đẳng hồi tháng 6-2015. Đến tháng 2-2017 mới được đổi tên thành Trường CĐ Sài Gòn Gia Định.
Qua rà soát, không có tên sinh viên Khiêm như báo chí thông tin đã học tại Trường trung cấp Phương Đông hay Trường CĐ Sài Gòn Gia Định.
Trước đó, khi trao đổi với PV, Khiêm từng cho rằng mình học trường Hồng Bàng, học y tại Trường ĐH Y Dược nhưng đều không đúng sự thật.
Theo tìm hiểu của PV, Nguyễn Quốc Khiêm từng học Trường Trung cấp Tổng hợp TP.HCM có trụ sở tại phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Trong hồ sơ của Trường Trung cấp Tổng hợp TP.HCM có bảng điểm thể hiện quá trình học tập của Nguyễn Quốc Khiêm (SN 12-5-1998, quê Ninh Thuận; học lớp 16T-YS-A; niên khóa 2016 – 2018; ngành học y sĩ).
Từ tháng 5-2017 Khiêm không còn quay lại trường học nữa và không rõ lý do. Người này được cho là làm đơn xin đóng chậm học phí rồi ngưng việc học.
“Người này học hành khá đàng hoàng, nghiêm túc điểm số cũng mức khá” – một nguồn tin nói.
Theo bảng điểm, học kỳ 1 từ năm 2016 đến năm 2017, Khiêm học và thi đều ở các môn. Trong thi lần 1 chỉ có điểm Quốc phòng – an ninh đạt dưới 5.
Học kỳ 2, 2016 đến 2017, Khiêm đạt điểm 4 môn dược lý và phải thi lại lần 2 được 6 điểm.
Hai học kỳ từ năm 2017 đến 2018, Khiêm chỉ tham gia thi ở ba môn với số điểm lần lượt là 8 (môn bệnh nội khoa), 8 (thực tập lâm sàng) và 7 (phục hồi chức năng). Các môn còn lại đều không tham gia thi và bị đánh 0 điểm tổng kết môn.
Thực tế, Khiêm chỉ học một năm rồi nghỉ.
Nguồn: https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/bac-si-gia-nguyen-quoc-khiem-da-hoc-y-khoa-o-dau-1045088... Nguồn: https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/bac-si-gia-nguyen-quoc-khiem-da-hoc-y-khoa-o-dau-1045088.html
Rét hại sắp chấm dứt, miền Bắc sẽ quay lại nồm ẩm?
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ ổn định sau suy yếu chậm nên hôm nay (24/2), thời tiết ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ không mưa, ngày có nắng; trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét hại, với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 7-10 độ, vùng núi 3-6 độ, vùng núi cao của Bắc Bộ có nơi dưới 0 độ. Khu vực này khả năng cao xảy ra băng giá và sương muối.
Nồm ẩm khả năng quay lại miền Bắc từ tháng 3. Hình minh họa
Trong hôm nay và ngày mai, đồng bằng Bắc Bộ duy trì kiểu thời tiết ban ngày nắng ráo với nhiệt độ cao nhất 16-18 độ C, cao hơn những ngày qua 6-8 độ C. Ban đêm, khu vực chuyển rét đậm, rét hại khi mức nhiệt xuống ngưỡng 8-10 độ C. Chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm lớn.
Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa rải rác, trời rét đậm với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 12-14 độ.
Thời tiết Hà Nội, đêm không mưa, ngày nắng. Trời rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ.
Đợt rét tại miền Bắc được dự báo kết thúc vào ngày 25/2. Sau đó, khu vực trải qua những ngày cuối tháng 2 với thời tiết không quá rét buốt, có nắng ấm vào ban ngày. Nhiệt độ dao động 16-24 độ C.
Ngày 1/3, tình trạng mưa phùn và sương mù có thể tái diễn. Bắc Bộ quay về trạng thái nồm ẩm, nền nhiệt ổn định ở ngưỡng 18-23 độ C.
Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước những ngày tới:
Phía Tây Bắc Bộ: Từ nay đến 28/02, có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng; riêng ngày 27-28/02 sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét; riêng đêm 23 ngày 24/02 trời rét đậm, có nơi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá.
Từ ngày 01-05/3, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Đêm và sáng trời rét.
Phía Đông Bắc Bộ: Từ nay đến 28/02, có mưa vài nơi, trưa chiều trời trời nắng; riêng ngày 27-28/02 sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ. Trời rét; riêng đêm 23 ngày 24/02, trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá.
Từ ngày 01-05/3, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét.
Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: Từ nay đến 27/02, phía Bắc có mưa vài nơi; phía Nam có mưa, mưa rào. Trời rét; riêng ngày 23-24/02 phía Bắc trời rét đậm.
Từ đêm 27-05/03, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Đêm và sáng trời rét.
Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Từ nay đến 28/02, phía Bắc có mưa, mưa rào và có nơi có dông; phía Nam chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Phía Bắc trời lạnh.
Từ đêm 28/02-05/03, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Phía Bắc đêm và sáng trời lạnh.
Tây Nguyên: Từ nay đến 05/03, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
Khu vực Nam Bộ: Từ nay đến 05/03, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
Khu vực Hà Nội: Từ nay đến 28/02, có mưa vài nơi; riêng ngày 27-28/02 sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ. Trời rét; riêng đêm 23 ngày 24/02, trời rét đậm.
Từ ngày 01-05/3, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét.
Nguồn: https://giadinh.net.vn/ret-hai-sap-cham-dut-mien-bac-se-quay-lai-nom-am-172220224104855... Nguồn: https://giadinh.net.vn/ret-hai-sap-cham-dut-mien-bac-se-quay-lai-nom-am-172220224104855651.htm
Giá thanh long rớt thảm, đổ đống bên lề đường
Dọc tuyến đường Phan Văn Trị, Nguyễn Kiệm (Gò Vấp, TP.HCM) thanh long đổ đống đang chờ người mua với giá khá rẻ từ 3.500- 7.500 đồng/kg.
Trên đường Phan Văn Trị, thanh long ruột trắng Long An, Bình Thuận được rao bằng loa với giá chỉ 10 ngàn/3kg, tức chưa tới 3.500 đồng/kg, nhưng vẫn vắng người mua dù nằm trên trục đường nhiều người qua lại.
Một điểm bán khác trên đường Nguyễn Kiệm, người bán cho biết thanh long trắng và ruột đỏ hàng mới đang được đại hạ giá lần lượt là 5.000 đồng/kg và 7.500 đồng/kg, dù trước đó 1 tuần giá bán của hai loại này vẫn ở mức 10.000 đồng 1 kg.
Thanh long đổ đống với giá 5.000 đồn/kg vẫn không có người mua. Ảnh: Thu Hà
"Mấy nay cửa khẩu lại tắc và tạm ngừng nhận xe chở hoa quả tươi nên hoa quả hạ giá, riêng thanh long, trước tết còn có giá 15.000 đồng/kg với loại ruột đỏ nay thì hơn 7.000 đồng/kg"- người bán cho biết.
Trong khi tại chợ Thạch Đà (Gò Vấp), chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) giá thanh long hàng mới loại 1, mới có giá 10.000-12.000 đồng/kg.
Không chỉ thanh long rớt giá, bưởi da xanh, mít thái, dưa hấu… cũng đổ đống lề đường đang chờ người mua. Giá của các loại hoa quả này không quá 15.000 đồng/kg.
Việc hoa quả giảm được các tiểu thương cho biết là do ảnh hưởng của tạm dừng thông quan ở một số cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc.
Như mới đây, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn lại thông báo tiếp tục tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi đến các cửa khẩu đường bộ của tỉnh để xuất khẩu đến hết ngày 5-3, thay vì 25-2 như thông báo trước đó.
Thông tin này được đưa ra trước tình trạng còn hơn 1.900 xe, trong đó có hơn 1.500 xe chở hoa quả tươi, chiếm tổng số 80% tổng số xe hàng chờ xuất khẩu. Theo tính toán, sẽ phải ít nhất 2 tuần nữa mới xuất hết số xe đang tồn.
Điều này đã ảnh hưởng tới đầu ra của hoa quả khi hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn nhất của Việt Nam.
Trước tình trạng này, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng chuyển hướng sang thị trường xuất khẩu khác như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật đạt 11,8 triệu USD, tăng 22,4% với tháng 12-2021 và tăng 12,2% so vói cùng kỳ năm trước, hay kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ vào tháng 1 năm nay đạt 22,4 triệu USD, tăng 12,3% so với tháng 12-2021 và tăng 69,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: https://plo.vn/kinh-te/gia-thanh-long-rot-tham-do-dong-ben-le-duong-1045046.html Nguồn: https://plo.vn/kinh-te/gia-thanh-long-rot-tham-do-dong-ben-le-duong-1045046.html
Số học sinh mắc Covid-19 tăng gấp 3, TP.HCM vẫn duy trì học trực tiếp
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, số học sinh mắc Covid-19 đang tăng, tuy nhiên ngành giáo dục vẫn tiếp tục triển khai dạy học trực tiếp tại các cơ sở trên địa bàn.
Mặc dù diễn biến dịch phức tạp, khó lường nhưng thực hiện chỉ đạo của UBND TP, ngành giáo dục và y tế đã phối hợp hướng dẫn các trường tăng cường phòng chống dịch khi dạy học trực tiếp. Sở tiếp tục triển khai kỹ lưỡng, tăng cường phòng chống dịch trong thời gian tới để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường. Ông Trọng cho biết thêm, hiện ngành giáo dục vẫn thực hiện dạy song song trực tiếp và trực tuyến với những em đang phải cách ly y tế hoặc ở nhà do phụ huynh không đồng thuận.
TP.HCM vẫn duy trì học trực tiếp dù số học sinh mắc Covid-19 tăng nhanh. Ảnh: Hải Yến
"Thực hiện quy định mới về xác định đối tượng F1, dù tiêm đủ liều vaccine vẫn phải nghỉ học ở nhà 5 ngày nên số lượng học sinh ở nhà học trực tuyến sẽ biến động thường xuyên, gây khó khăn không nhỏ cho các nhà trường. Việc học chuyển đổi sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng học tập, tuy nhiên, Sở đã có chỉ đạo quan tâm đến học sinh khi quay trở lại học trực tiếp được rà soát kiến thức còn thiếu để bổ sung", ông Trọng nói rõ.
Trong hướng dẫn kiểm soát dịch của UBND TP đối với trường học, có hướng dẫn xác định F1 và thực hiện xét nghiệm F1 do trạm y tế địa phương phối hợp nhà trường tổ chức. Hiện 2 sở đang khẩn trương phối hợp điều phối kit xét nghiệm cho các trường công lập để xét nghiệm tầm soát những học sinh nguy cơ.
Giải thích cụ thể hơn, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, Sở đã xây dựng các kịch bản thu dung, điều trị trong trường hợp số trẻ mắc, nhập viện tăng. TP có 3 bệnh viện nhi đầu ngành đã chuẩn bị trên 450 giường điều trị Covid-19, trong đó có 150 giường hồi sức. Thời gian qua số ca tăng nhưng chủ yếu phụ huynh, học sinh phát hiện mắc khi ở nhà, không chuyển nặng.
Ông Phạm Đức Hải, Phó ban Tuyên giáo Thành uỷ cho biết, số ca trẻ em mắc Covid-19 tăng cao những ngày qua. Trong tuần từ 14/2 đến 21/2, số trẻ mắc gấp 3 lần so với tuần trước. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP nhận định: Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng trẻ em là trên hết, trước hết. TP đã có kế hoạch để chăm sóc trẻ bị nhiễm, thực hiện chiến dịch bảo vệ trẻ em trong đó ưu tiên bảo vệ trẻ có nguy cơ (béo phì, bệnh nền…), gồm các nội dung: Cung cấp số điện thoại để tư vấn từ xa cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ; tập huấn cho giáo viên nhận biết các dấu hiệu; tập huấn cho hệ thống y tế; phân tầng điều trị, hướng dẫn chăm sóc tại nhà và các trường hợp cần nhập viện; xây dựng kịch bản khi số trẻ mắc Covid-19 gia tăng; tăng cường truyền thông; sẵn sàng triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP xác định, trẻ em thực hiện các quy định phòng chống dịch còn hạn chế, vì thế phụ huynh cần hỗ trợ, hướng dẫn, chăm sóc tốt hơn cho trẻ. Phụ huynh thường xuyên trao đổi với nhà trường để cùng quyết định chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, quyết định hình thức học một cách tốt nhất, hiệu quả nhất do phải thường xuyên thay đổi hình thức học.
Nguồn: https://danviet.vn/so-hoc-sinh-mac-covid-19-tang-gap-3-tphcm-van-duy-tri-hoc-truc-tiep-... Nguồn: https://danviet.vn/so-hoc-sinh-mac-covid-19-tang-gap-3-tphcm-van-duy-tri-hoc-truc-tiep-20220224172227114.htm
Bé trai viết văn kể thích chơi trò cảnh sát bắt trộm, biết lý do khiến ai cũng phải toát mồ hôi
Tập làm văn không chỉ là môn học quan trọng của học sinh, trong mắt người lớn, nó còn là "vựa muối" gây cười, bởi các bài văn đều được viết dưới góc nhìn ngây ngô, đôi khi tưởng tượng quá đà hoặc chân thật đến từng chân tơ kẽ tóc của trẻ con. Mới đây, dân mạng lại được phen cười nghiêng ngả trước bài văn "bá đạo" của một học sinh tiểu học.
Học sinh này viết: Em thích chơi trò cảnh sát bắt kẻ trộm. Em chơi ở trong nhà. Em chơi với chị. Chị em làm cảnh sát còn em làm kẻ trộm. Chị em bỏ em vào trong tù giả vờ và em trốn thoát tù".
Học trò này viết rất đúng hướng, mở đầu nêu ra trò chơi mình thích, rồi tả rõ địa điểm, người cùng chơi, thậm chí còn chi tiết đến mức miêu tả cả vai trò lẫn cách chơi. Câu văn tuy không có gì đặc sắc những vẫn ngắn gọn, dễ hiểu.
Tới đây, đoạn văn kể chuyện có vẻ vô cùng bình thường. Thế nhưng, câu tiếp theo mới khiến ai nấy ngã ngửa: "Lợi ích của nó là em vào tù thật thì em thoát được". Sau đó thanh niên nhí này kết luận: "Em cảm thấy rất vui vì chơi với chị".
Ai mà ngờ một học sinh tiểu học lại có thể suy nghĩ có 1-0-2 như vậy. Có lẽ đây chỉ là suy nghĩ non nớt được bật ra khi xem các bộ phim vượt ngục của cậu bé nghịch ngợm này.
Sau khi được chia sẻ, bài văn đã lập tức tạo ra một "cơn sốt" trong cộng đồng mạng. Ai cũng thích thú vì những câu chữ hồn nhiên, lém lỉnh của học sinh này. Nhiều người nhận xét, dù có hơi tưởng tượng quá mức nhưng những câu văn cũng quá đỗi đáng yêu.
Qua các bài văn, phụ huynh có thể nắm bắt được suy nghĩ của con mình, từ đó có những định hướng giáo dục tốt hơn. Trẻ em luôn đơn giản nhưng không hay nói ra suy nghĩ của mình, vì vậy cần luôn quan tâm đến các con dù trong hành động nhỏ nhất, từ đó mới thấu hiểu được hết con mình.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/be-trai-viet-van-ke-thich-choi-tro-canh-sat-bat-trom-bi... Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/be-trai-viet-van-ke-thich-choi-tro-canh-sat-bat-trom-biet-ly-do-khien-ai-cung-phai-toat-mo-hoi-a529312.html