Khi bị cô gái giúp việc tố cáo về hành vi hiếp dâm, ông T. cho rằng, mình đã “sa lầy” nhưng chỉ dừng lại ở mức độ “hôn hít”, cầm tay chứ chưa làm gì quá đáng
Bị tố cưỡng bức cô gái tật nguyền, chủ nhà bất ngờ lên tiếng "tôi bị gài”
Ngày 5/7, ông N.Đ.T (SN 1955, ngụ thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk), đã lên tiếng xung quanh việc chị N.T.L.Q. (SN 1987, quê tỉnh Phú Yên), tố cáo ông nhiều lần cưỡng bức, hiếp dâm.
Ông T. cho rằng, mình rất “choáng váng” trước những thông tin được đăng tải trên báo. Người đàn ông này cũng khẳng định, mọi việc do vợ mình (bà Phạm Thị M.) và chị Q. dựng lên.
Chị Q. trình bày vụ việc với báo chí (Ảnh: Infonet)
Theo giải thích của ông T., giấy cam kết mà chị Q. đã trình bày với báo chí cũng như công an là do ông viết. Tuy nhiên, ông bị gài bẫy, bị ép buộc vào thế phải viết chứ không lường được hậu quả như ngày hôm nay.
Cũng theo lời ông T., ngày hôm đó (tức ngày 22/12/2017-PV), chỉ có ông và chị Q. ở nhà. Do đó, ông có “hôn hít” chị Q. Tuy nhiên, ông nghĩ chị Q. tự nguyện vì có tình cảm với mình, tạo điều kiện cho mình. “Trong vụ này nó rất đau đầu. Tính tôi hiền, không bao giờ có chuyện cưỡng bức như vậy. Mình có sa lầy nhưng chỉ hôn hít thôi chứ chưa làm gì hết”, ông T. nói.
Cũng theo ông T., sau lần đó chị Q. gọi điện cho bà M. nói hết mọi việc. Khi bà M. về, 3 người ngồi lại trao đổi về việc này. Sau đó, ông sợ bố chị Q. biết chuyện, đến nhà đánh đập nên phải viết giấy cam kết. “Tôi nghĩ là Q. đồng thuận với mình chứ. Anh nghĩ đi, 1 ngày 4 lần, nếu cô ấy la lên thì sao tôi dám tiếp tục nữa?”, ông T. giải thích.
Xuất hiện bài thi THPT quốc gia 'bất thường' ở Thanh Hoá
Theo báo cáo của các trường ĐH, cơ bản, đã chấm xong trắc nghiệm. Chấm thi tự luận đang hoàn tất để chuẩn bị chấm kiểm tra.
Thông tin từ trường ĐH Hà Nội cho biết, đơn vị này đã hoàn tất công tác chấm thi trắc nghiệm tại Hòa Bình. Với 26.047 bài thi trắc nghiệm, sáng qua, 5/7, trường ĐH Hà Nội đã bàn giao xong kết quả chấm thi trắc nghiệm cho Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.
Chấm thi tự luận. (Ảnh: Dân Việt)
Phụ trách chấm thi trắc nghiệm của Thanh Hóa là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, với khoảng 102.000 bài thi. Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, khu vực chấm thi được đặt 5 máy phá sóng, an ninh thắt chặt.
Trung bình 0,63% trong tổng số 102.000 bài thi của thí sinh Thanh Hóa mắc lỗi về tô số báo danh, mã đề, tương đương 650 bài thi phải sửa lỗi. Những lỗi này bắt buộc phải sửa, nếu không phần mềm sẽ không chấm được. Có 1 bài thi không ghi gì và đã được ban chấm thi lập biên bản coi như trường hợp bất thường. Tổng số bài thi mà Ban chấm thi trắc nghiệm phải sửa lỗi là 1.500 bài thi trong tổng số 11.900 bài thi phần mềm nghi lỗi, và phải sửa mất một ngày rưỡi. Ông Trần Văn Tớp cho biết, đã hoàn tất công tác chấm thi vào hôm qua, 5/7. Sáng nay, 6/7 sẽ bàn giao cho Sở GD&ĐT.
Bất ngờ với nhân thân của đôi nam nữ tử vong bất thường trong căn nhà mới mua
Ngày 6/7, trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin, ông Phạm Đăng Hoãn – Chủ tịch UBND xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng) cho biết, ngày hôm nay tang lễ của chị Mai Thị M. (SN 1989) và anh Nguyễn Trung T. (SN 1985, cùng trú tại xã Vinh Quang) đang được gia đình tổ chức.
Căn nhà nơi người dân phát hiện chị M. và anh T. tử vong (Ảnh: Người đưa tin).
“Cả 2 cùng xã nhưng khác thôn, chị M. nhà ở thôn Tư Sinh, còn anh T. ở thôn Yên. Trước khi xảy ra sự việc, qua tìm hiểu của chính quyền địa phương, cả 2 có quan hệ yêu đương và làm công nhân.
Chị M. là con út trong gia đình, còn anh T. là con lớn. Cả chị M. và anh T. ở địa phương đều là người hiền lành, chưa có tiền án tiền sự. Tôi cũng chưa thấy M. và T. cãi vã nhau bao giờ, gia đình hai bên đều bình thường. Việc anh chị này chết bất thường trong căn nhà ở huyện An Dương không chỉ khiến gia đình mà chúng tôi cũng rất bàng hoàng", ông Hoãn thông tin thêm.