Theo người thân trong gia đình của nạn nhân, qua công tác khám nghiệm, ngành chức năng phát hiện, thu giữ một bức thư của cô gái 17 tuổi để lại trước khi chết.
Bức thư bí ẩn của cô gái xấu số trong vụ “chồng” giết vợ rồi tự sát
Ngày 8/9, ngành chức năng TP.Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) đã hoàn tất thủ tục bàn giao 2 thi thể gồm: Châu Thúy H. (17 tuổi, ngụ khu phố 5, phường 10, TP.Mỹ Tho) và Nguyễn Trọng Hảo (29 tuổi, ngụ phường 10, TP.Mỹ Tho) cho gia đình lo hậu sự.
Theo điều tra bước đầu của cơ quan công an, từ khoảng một năm nay, Hảo sống như vợ chồng với H. nhưng chưa đăng ký kết hôn. Ngày 7/9, Hảo đã dùng dao đâm chết người “vợ trẻ” 17 tuổi rồi tự sát. Vụ việc đã khiến người dân địa phương hết sức bàng hoàng.
Bà Phạm Thị Nga (63 tuổi, dì của H.) cho biết, vào hôm xảy ra vụ việc đau lòng, mẹ của H. là bà Châu Thị Lượm (57 tuổi) bị bệnh nên không đi bán vé số mà ở nhà.
Đến khoảng 15h cùng ngày, bà Lượm bất ngờ nghe tiếng kêu cứu của con gái phát ra từ phòng ngủ. Bà Lượm liền chạy vào trong thì phát hiện Hảo đang dùng dao đâm H. nên khuyên ngăn nhưng bất thành.
Nhiều người dân địa phương đã đến chia buồn cùng gia đình H..
Sau đó, Hảo tự dùng dao đâm vào người mình tự sát. Mọi người liền đưa H. đến bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi. Riêng Hảo tử vong tại chỗ. Lực lượng Công an TP.Mỹ Tho cùng đơn vị nghiệp vụ tỉnh Tiền Giang nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, tử thi, ghi lời khai ban đầu các nhân chứng để phục vụ công tác điều tra.
Là người có mặt tại hiện trường, ông N.V.N. (59 tuổi, cha của Hảo) cho biết, trong lúc khám nghiệm, ngành chức năng phát hiện và thu giữ một bức thư của H. để lại. Tuy nhiên, nội dung bức thư này thì ông N. vẫn chưa rõ.
Theo lời ông N., hay tin xảy ra vụ việc đau lòng, ông và người thân trong gia đình như người mất hồn và không dám tin đó là sự thật. Dù rất đau buồn, nhưng ông N. vẫn cố gắng giữ bình tĩnh để lo hậu sự cho con trai và liên tục đến gia đình H. để hỗ trợ giúp đỡ khi họ cần.
Hình ảnh mới nhất của bé gái không manh áo giữa trời đông từng dậy sóng MXH
Sau 9 tháng, Pàng đã trở thành một bé gái hoàn toàn khác với khuôn mặt bụ bẫm, nước da trắng hồng, đôi mắt trong veo và miệng lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi. Sáng 7/9, chị Phương hạnh phúc chia sẻ trên trang cá nhân: “Cô ấy đã được đến trường – nơi khá tốt để tiếp tục trị liệu đôi chân và học chữ.
Mẹ không thể sắp xếp đưa đón con mỗi ngày nên quyết định cho học nội trú. Con sẽ được về nhà với bố mẹ và anh chị vào cuối tuần. Có lẽ, chúng ta hơi buồn trong thời gian đầu xa nhau nhưng… tốt cho con hơn. Cố lên Pàng nhé!”.
Pàng đã trở thành một bé gái hoàn toàn khác với khuôn mặt bụ bẫm, nước da trắng hồng, đôi mắt trong veo và miệng lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi
Chị Phương cho biết, bé Pàng được gửi vào Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật (Quận 3). Hằng ngày, các cô sẽ giúp bé tập vật lý trị liệu để đôi chân sớm đi lại bình thường như những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, Pàng còn được học chữ và những kỹ năng sống.
Hiện tại Pàng phát triển trí não tốt hơn trước, rất thông minh và lì lợm. Đặc biệt, đôi chân bé đã có thể đi được quãng đường xa nhờ sự hỗ trợ của khung tập đi. Chị Phương kể Pàng tập đi nhiều “sinh” chán nản, mệt mỏi nên dùng “chiêu trò” để mẹ cho ngừng lại. Dù vậy, chị nhất quyết yêu cầu con phải cố gắng.
>> Xem thêm: Bé Pàng liệt 2 chân không manh áo giữa trời đông từng khiến MXH dậy sóng giờ ra sao?
Bộ GD-ĐT chính thức lên tiếng về sách công nghệ giáo dục gây “bão” dư luận
Theo Bộ GD-ĐT, khi Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định.
Căn cứ kết quả nghiên cứu và áp dụng thí điểm trong dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1 tại trường Thực nghiệm và một số cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho các địa phương có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện được áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt lớp 1, nhất là ở những vùng khó từ năm học 2008-2009 đến năm học 2016-2017 trên tinh thần tự nguyện của các địa phương.
Cuối năm 2016, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả của sách công nghệ giáo dục.
Cô giáo hướng dẫn học sinh đọc thơ theo sách công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát, Viện KHGD Việt Nam đã đánh giá việc triển khai Tài liệu Tiếng Việt 1-CNGD ở các địa phương đạt được hiệu quả khả quan thông qua kết quả giáo dục học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên và đề xuất các giải pháp để tiếp tục sử dụng hiệu quả Tài liệu TV1- CNGD.
Trong báo cáo, Viện KHGD Việt Nam đề nghị Bộ GD-ĐT tổ chức Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD theo quy định và đề nghị các tác giả tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Tài liệu để đáp ứng nhu cầu của các địa phương.
Trong năm 2017 và 2018, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội đồng thẩm định quốc gia Tài liệu TV1- CNGD.
Sau 2 vòng thẩm định, Hội đồng thẩm định đã đánh giá, Tài liệu TV1- CNGD về cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.
Tài liệu TV1- CNGD đã được các tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện theo Kết luận của Hội đồng thẩm định.
Bộ GD-ĐT hướng dẫn các sở GD-ĐT triển khai Tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng.
Theo Bộ GD-ĐT, tài liệu TV1-CNGD là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.