Tin tức 24h: Bắt một phụ nữ "bắt cóc" bé gái lớp 1 chở đi rồi cưỡng đoạt tài sản

H.A - Ngày 12/01/2023 19:00 PM (GMT+7)

Sau 36 giờ truy xét, công an đã tìm ra người phụ nữ chở bé gái từ cổng trường đi để cưỡng đoạt tài sản.

Liên quan đến vụ việc "bắt cóc" trẻ em tại cổng trường Tiểu học Hàm Mỹ 1 vào lúc 21 giờ ngày 10-1, Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cho biết đơn vị đã bắt giữ được thủ phạm tại một nhà trọ thuộc phường Đức Long, TP Phan Thiết.

Nguyễn Thị Thanh tại cơ quan công an. Ảnh: CAHTN

Nguyễn Thị Thanh tại cơ quan công an. Ảnh: CAHTN

Tại công an, người này khai tên Nguyễn Thị Thanh (49 tuổi, ngụ Phan Thiết) và đã nhận toàn bộ hành vi của mình.

Trước đó, vào lúc 8 giờ 59 ngày 10-1, bé NHN (sinh năm 2016), là học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Hàm Mỹ 1 tan trường thì có một phụ nữ lạ mặt chạy xe máy dụ dỗ lên xe rồi chở bé N đi trên Quốc lộ 1A về hướng TP Phan Thiết.

Trích xuất camera, gia đình khẳng định không hề quen biết người phụ nữ trên, tuy nhiên do hình ảnh camera quá mờ nên không thể thấy rõ biển số xe máy.

Vụ việc đã gây xôn xao dư luận, Công an huyện Hàm Thuận Nam đã phối hợp với Công an TP Phan Thiết phối hợp truy xét.

Hình ảnh bà Thanh dụ dỗ bé N lên xe chở đi sau khi tan học. Ảnh trích xuất camera

Hình ảnh bà Thanh dụ dỗ bé N lên xe chở đi sau khi tan học. Ảnh trích xuất camera

Đến 12 giờ 30 cùng ngày, mẹ bé N nhận được cuộc gọi thông báo bé đang ngồi khóc bên hiên một căn nhà trên đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Tài, TP Phan Thiết.

Gia đình sau đó đã đến đón bé N về. Qua kiểm tra phát hiện bé N bị mất đôi bông tai khoảng 3 phân vàng 18K.

Người chủ nhà cho hay khi thấy bé N mang cặp đi học ngồi khóc nên hỏi thăm. Bé đã đọc số điện thoại của mẹ nên liên lạc để thông báo cho gia đình.

Sau 36 giờ đồng hồ truy xét, Công an Hàm Thuận Nam đã bắt giữ được thủ phạm và đang củng cố hồ sơ để xử lý.

Chuyên gia lý giải vì sao cứu nạn bé rơi ống cọc bê tông kéo dài

Đến hôm nay đã là ngày thứ 12 kể từ khi bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) không may bị rơi vào ống cọc bê tông tại cầu Rọc Sen, Đồng Tháp. Các lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực hết sức nhằm kéo cọc bê tông và đưa thi thể bé Nam lên.

Nhiều người cũng thắc mắc và đặt câu hỏi vì sao việc kéo ống cọc bê tông lên lại khó khăn và mất nhiều thời gian như vậy? Ngoài những yếu tố về địa chất, thiết bị thiếu, thì yếu tố về kỹ thuật cũng được các chuyên gia lý giải.

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang nỗ lực ngày đêm thực hiện phương án nhổ cọc đưa bé Hạo Nam lên.

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang nỗ lực ngày đêm thực hiện phương án nhổ cọc đưa bé Hạo Nam lên.

Giám đốc một công ty chuyên xây dựng các cầu lớn ở phía Nam cho biết, phương án cứu nạn hiện nay của các lực lượng chức năng đang đi đúng hướng và không thể nóng vội được mà phải cẩn trọng, kiên trì.

Vị này lý giải: "Ống cọc bê tông được đóng xuống sâu vào lòng đất đến 35m, xung quanh là lớp đất sét bám chặt vào cọc. Khi kéo lên, lớp đất sét càng bám chặt vào cọc hơn, tạo lực ma sát rất lớn".

Cùng với đó, khi cọc kéo lên, sẽ tạo hiệu ứng hút chân không, vì khoảng không gian mà cọc đã đóng xuống. Có thể hình dung như một xilanh kim tiêm, khi bịt lại một đầu, việc kéo xi lanh lên sẽ khó khăn, vì phía dưới là chân không. Cả hai yếu tố ma sát và chân không khiến việc kéo cọc lên không hề dễ dàng như nhiều người nghĩ.

Thứ hai, ống cọc bê tông dài 35m nhưng được nối bởi 3 cọc bằng 2 mối hàn và chỉ hàn vỏ cọc bên ngoài, không phải hàn toàn bộ cọc. Các mối hàn này chịu lực đóng xuống rất tốt, nhưng chưa hẳn chịu lực kéo lên tốt. Vì vậy, nếu kéo căng quá có thể gây đứt mối hàn, có thể kéo lên được 2 cọc, 1 cọc bị đứt nằm ở lại dưới sâu sẽ càng khó khăn hơn.

Dùng búa rung để rung cọc, nhằm vắt ra nước, giảm ma sát giữa lớp đất sét và cọc bê tông, giúp quá trình kéo lên thuận lợi hơn. Nhưng nếu rung quá nhiều cũng có khả năng làm đứt mối hàn giữa các cọc. Trường hợp xấu cũng có thể làm đứt mối nối.

"Giải pháp mà các lực lượng đang thực hiện là đúng phương pháp, phải cẩn trọng, kiên trì. Dùng khoan xoắn để khoan, phá, làm tơi lớp đất sét mới dễ dàng kéo cọc bê tông lên", vị này nói.

Có mặt tại hiện trường trong những ngày qua, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, Tổ trưởng Tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ tại công trình cầu Rọc Sen cho biết, ai cũng nóng lòng kéo cọc bê tông lên để đưa bé Hạo Nam về với gia đình, nhưng việc triển khai gặp nhiều khó khăn.

Các lực lượng đã huy động cần cẩu 35 tấn, 50 tấn và 80 tấn đến công trường. Việc vận chuyển các thiết bị này vào rất khó vì phải đi bằng đường thuỷ, nhưng lại mắc kẹt tại các cầu nhỏ dân sinh, phải chờ con nước xuống nên mấy ngày mới vào được.

Hiện đã tập kết các thiết bị gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, khoan rung 180kV, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 - 1m, ống vách đường kính 1m và 2m. Đóng xong khung vây ván thép vòng ngoài để giữ ổn định cho thiết bị thi công.

Đồng thời, đã lắp xong 2/5 tầng khung chống và đã đào đất được 1 phía vách đến cao độ khoảng 13 - 14m so với mặt đất. Tất cả lực lượng đều ăn ngủ tại chỗ, chia các ca làm việc 24/24h với nỗ lực hết mình để làm sao đưa bé Nam lên càng sớm càng tốt.

Trước đó vào khoảng 11h30 ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (đường tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình) để nhặt sắt vụn.

Lúc đi qua công trình đang thi công, bé Nam lọt xuống ống cọc bê tông (đường kính 25cm, rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m). Phát hiện sự việc, các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành.

Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án để cứu bé trai. Sau đó, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã huy động hàng trăm người tham gia cứu hộ.

Sau nhiều ngày cứu nạn, tối 4/1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp xác định bé Hạo Nam đã tử vong.

VFF trả vé chung kết AFF Cup 2022, thị trường "chợ đen" nhộn nhịp

So với các lượt trận vòng bảng và bán kết, sức hút của trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan đang nóng lên rất nhanh. Ngay từ thời điểm mở bán vé trực tuyến ngày 10/1, vé xem trận chung kết trên sân Mỹ Đình đã được nhiều người “săn lùng”. Chỉ sau 2 giờ đồng hồ, toàn bộ vé online đã hết sạch. Rất nhiều người hâm mộ không thể mua vé vì nhiều lý do, trong đó có nhiều trường hợp không thể thanh toán qua ứng dụng. Do vậy, đây là thời cơ để các phe vé hoạt động.

Theo ghi nhận sáng 12/1, thị trường vé chợ đen diễn ra khá nhộn nhịp. Giá vé chợ đen đang bị đẩy lên rất cao so với giá gốc. Cụ thể, vé 400.000 đồng/vé được bán với giá 1,6 triệu - 1,8 triệu/cặp. Các mệnh giá khác cũng tăng đáng kể, vé 600.000 đồng/vé tăng lên 2 triệu - 2,2 triệu đồng/cặp, mệnh giá 800.000 đồng/vé tăng 3 triệu - 3,2 triệu đồng/cặp. Trong khi đó, giá vé 1 triệu đồng/vé đã chạm mức 4,5 triệu đồng/cặp.

Vé chung kết AFF Cup 2022 ngoài thị trường chợ đen bị đẩy lên cao nhiều lần (ảnh Tiểu Yến)

Vé chung kết AFF Cup 2022 ngoài thị trường chợ đen bị đẩy lên cao nhiều lần (ảnh Tiểu Yến)

Càng đến gần thời điểm diễn ra trận chung kết lượt đi, giá vé xem trận Việt Nam - Thái Lan trên sân Mỹ Đình càng có dấu hiệu tăng lên. Con số trên chưa dừng lại khi những người mua đi bán lại và phe vé vẫn tiếp tục thổi giá lên cao. Cũng trong sáng 12/1, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã tiến hành trả vé cho người hâm mộ đã mua thông qua hình thức trực tuyến. Hàng nghìn người xếp hàng dài trước cổng sân vận động Mỹ Đình để chờ nhận vé.

Theo ghi nhận, có rất đông phe vé tập trung ở khu vực này để chèo kéo, đề nghị mua lại vé gốc từ người hâm mộ. Trận đấu giữa Việt Nam và Thái Lan không chỉ thu hút người hâm mộ trong nước mà còn nhận được sự quan tâm rất lớn của truyền thông Đông Nam Á, Hàn Quốc… Đây là trận đấu cuối cùng trên sân nhà của tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Theo lịch, trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 diễn ra vào lúc 19h30 ngày 13/11 trên sân Mỹ Đình.

Giá vàng hôm nay 12/1: Thị trường lạc quan, vàng tiếp đà tăng nhẹ

Thời điểm 8h40 sáng nay ngày 12/1 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 1.878 USD/ounce, tăng 4 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua. 

Tâm lý thị trường vàng hiện đang khá lạc quan nhưng mức kháng cự 1.880 USD khá mạnh khiến giá kim loại quý chưa thể vượt qua được. Các chuyên gia cho rằng, nếu mức này được phá vỡ, giá vàng sẽ tiến tới mốc 1.900 USD vào cuối tuần này.

Hôm nay theo giờ Mỹ, Bộ Lao động nước này sẽ công bố Chỉ số giá tiêu dùng và các nhà kinh tế đang kỳ vọng rằng giá cả sẽ hạ nhiệt đáng kể vào tháng 12. Lạm phát cả năm được dự báo tăng 6,5%, giảm so với mức 7,1% được ghi nhận trong tháng 11.

Trước đó, ngày 10/1, Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải tăng lãi suất lên cao hơn nữa để chống lại lạm phát. Điều đó có thể sẽ dẫn đến điều kiện thị trường việc làm yếu hơn.

Chuyên gia Spivak nhận định, nếu số liệu cho thấy lạm phát tăng nhẹ hơn, giá vàng có thể vượt lên trên mức 1.900 USD/ounce. Tuy nhiên, vẫn cần chờ xem liệu vàng có thể tăng mạnh hơn thế hay không.

Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa Ole Hansen tại Ngân hàng Saxo cho rằng, mặc dù vàng có cơ hội tăng lên trên 1.900 USD/ounce trong tuần này, nhưng ông nhận thấy một số rủi ro giảm giá bắt đầu xuất hiện. Ông cho rằng có thể thị trường đã dự đoán chỉ số CPI sẽ giảm trong tháng cuối năm 2022.

Nhiều nhà phân tích kỳ vọng nhu cầu đầu tư sẽ thúc đẩy giá vàng vào năm 2023 khi họ cho rằng kim loại quý đang được sở hữu ít trong bối cảnh các rủi ro kinh tế và địa chính trị tiếp tục gia tăng.

Giá vàng tăng nhẹ

Giá vàng tăng nhẹ

Ở thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 66,15-66,97 triệu đồng/lượng, chưa đổi so với chốt phiên hôm qua.

Vàng Doji niêm yết giá vàng ở mức 66,1-66,9 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên gần nhất.

Phú Quý SJC niêm yết giá vàng ở mức 66,15-66,95 triệu đồng/lượng, tương đương so với chốt phiên liền trước.

Xô xát với chủ nhà, 1 trong 2 tên trộm tử vong

Ngày 12/1, Công an tỉnh Kon Tum cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum đang điều tra, làm rõ vụ án mạng khiến 1 người tử vong trên địa bàn.

Theo Công an tỉnh Kon Tum, khoảng 3h20 rạng sáng 9/1, một người dân sinh sống tại đường Lê Thanh Nghị, tổ dân phố 10, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum phát hiện có 2 đối tượng đang dùng công cụ phá khóa nhà hàng xóm là ông H.Đ.Ph (SN 1977, trú đường Lê Thanh Nghị) để trộm cắp tài sản. Người này đã gọi điện thoại báo cho ông Ph. về để bảo vệ tài sản.

 Hiện trường nơi xảy ra vụ việc. (Nguồn: CA tỉnh Kon Tum)

 Hiện trường nơi xảy ra vụ việc. (Nguồn: CA tỉnh Kon Tum)

Một lúc sau, ông Ph. có mặt bắt quả tang 2 đối tượng đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của gia đình mình. Bị phát hiện, 2 đối tượng đã lên xe nhằm tẩu thoát thì bị ông Ph ngăn chặn nên giữa 2 bên xảy ra xô xát.

Quá trình xô xát, một tên trộm bị thương và được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Đối tượng còn lại nhanh chân tẩu thoát khỏi hiện trường.

Từ vụ việc nêu trên, Công an thành phố Kon Tum khuyến cáo người dân trong trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm thì nên báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc đường dây nóng Cảnh sát 113 để được hỗ trợ kịp thời, bảo vệ tính mạng và tài sản. Không tự ý hành động để đảm bảo tính mạng cho bản thân, trừ trường hợp cần phải ngăn chặn hành vi nguy hiểm tức thời được pháp luật quy định.

Hà Nội thu nhận hơn 4,1 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử

Sáng 12/1, tại Hội nghị tổng kết thực hiện đợt cao điểm “90 ngày, đêm” triển khai các giải pháp bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu phục vụ triển khai quy định Luật Cư trú năm 2020 về việc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022 và tăng cường đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06, Công an TP Hà Nội cho biết, tính đến ngày 2/1, toàn thành phố đã thu nhận 4.103.091 hồ sơ cấp định danh điện tử, đạt 66% so với chỉ tiêu (6.220.864 hồ sơ).

Riêng về chỉ tiêu kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2, tính đến 28/12/2022, Cục C06 - Bộ Công an thông báo toàn Thành phố đã kích hoạt tài khoản định danh mức 1 là 22.381 trường hợp, mức 2 là 598.952 trường hợp (đạt 25,6%).

Công tác làm sạch dữ liệu dân cư cũng được duy trì thường xuyên công tác làm sạch thông tin dân cư trên hệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đảm bảo thông tin dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ có hiệu quả Đề án 06 và quản lý nghiệp vụ.

Trong đó, các danh mục dịch vụ công tiếp nhận hoàn toàn trực tuyến như khai báo tạm vắng, thông báo lưu trú, xác nhận số CMND, CCCD trực tuyến đạt 100%.

Cũng tính đến ngày 2/1, toàn thành phố đã thu nhận được 125.066 hồ sơ cấp CCCD gắn chíp đối với các trường hợp chưa được cấp, đạt 80% so với số cần phải thu nhận.

Bên cạnh đó, công an quận, huyện, thị xã đã triển khai mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến và mô hình triển khai thực hiện hiệu quả việc tiếp nhận thông báo lưu trú.

Tại trụ sở tiếp dân của các đơn vị cũng đã bố trí vị trí lắp đặt máy móc, thiết bị để phục vụ việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện việc đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công và cách thao tác thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Đồng thời, các đơn vị ghi nhận các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến để góp phần hoàn thiện các dịch vụ công theo hướng thân thiện với người dùng. Tại các trụ sở tiếp dân cũng được bố trí cán bộ hướng dẫn người dân cách thao tác trên hệ thống.

Hiện tại, 30/30 công an cấp huyện đã chỉ đạo công an cấp xã phối hợp UBND cùng cấp triển khai các điểm hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.

Cùng với đó, công an cấp xã phối hợp các tổ Đề án 06 cấp thôn, lực lượng Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… phối hợp hướng dẫn công dân thực hiện xác thực và kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Họp báo về vụ nữ sinh viên HUFLIT: Không hề có chuyện xâm hại xảy ra
Đại diện Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM (HUFLIT) và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 khẳng định thông tin lan truyền là bịa đặt, xuất phát từ clip rất sơ sài bị lồng ghép, xuyên tạc.

An ninh hình sự

H.A (tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h