Suốt quãng thời gian đi xuất khẩu lao động chị Thanh phải cắn răng chịu đựng những tủi nhục mà trước đó chị chưa bao giờ tưởng tượng...
Chị Thanh chia sẻ: “Từ những ngày đầu tiên vào nhà ông chủ giúp việc, tôi đã bắt đầu phải đối mặt với vô số chuyện rắc rối, khó xử, nếu không muốn nói là tủi nhục cùng cực. Thực sự, đó là khoảng thời gian kinh hoàng nhất trong cuộc đời của tôi. Cuộc sống không như tôi tưởng tượng”.
ũng theo chị Thanh, trong hồ sơ đi xuất khẩu lao động, chị sẽ chỉ chịu trách nhiệm giúp việc nhà của một gia đình. “Nhưng thực tế, những người con khác của họ cũng đến sai tôi làm việc, vắt kiệt sức tôi. Không chỉ vậy, từ ông cho tới cháu luôn tìm cách để cưỡng bức, ép tôi quan hệ tình dục…”, chị Thanh bức xúc.
Chị Thanh liên tục khóc nức khi kể câu chuyện với PV.
“Đầu tiên là ông chủ nhà. Mặc dù ông ấy đã 70 tuổi nhưng ông ta luôn tìm cách để ép tôi quan hệ tình dục, thỏa mãn những ham muốn thấp hèn của mình. Lần đầu tiên, ông ấy tìm cách “dụ” tôi vào phòng. Lúc đó, tôi không đề phòng nên bị ông ta ôm chặt. Rất may, sức khỏe ông ấy yếu hơn nên tôi đã vùng vẫy thoát ra được", chị Thanh nói thêm.
Tuy nhiên, sự khổ ải của chị Thanh vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong nhà chủ còn có 2 người cháu 14 tuổi và 16 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng cơ thể họ rất phát triển. Theo chị Thanh, 2 cậu bé dù tuổi còn nhỏ nhưng trông bề ngoài đã như người trưởng thành. Trong những lần gia đình đi vắng, 2 người này đã thay nhau làm nhục chị Thanh.
“Lúc đó, khoảng 20 - 21h, cả gia đình bận đi dự tiệc, chỉ có tôi và 2 người cháu trai này ở nhà. Chúng đợi tôi đang làm việc, không để ý đến thì dùng sức mạnh kéo tôi vào phòng. Lúc đó, tôi ra sức chống cự, la hét và xin tha nhưng bọn chúng vẫn cưỡng bức tôi. Tôi đã đem chuyện này kể với bà chủ nhà hòng tìm cách giải quyết nhưng vẫn không được. Sau lần đó, 2 người này còn tiếp tục hành vi ấy nhiều lần với tôi. Cũng như mọi lần, tôi cầu cứu người nhà ông chủ và không đem lại kết quả", chị Thanh nói trong nghẹn ngào nước mắt.
>> Xem thêm: Tâm sự của người phụ nữ xuất khẩu lao động: Rơi vào 'tổ quỷ', liên tục bị cưỡng bức
Bí quyết ngăn ngừa nguy cơ “trẻ ống nghiệm” mắc dị tật di truyền
Với các cặp vợ chồng hiếm muộn, thụ tinh trong ống nghiệm là giải pháp mang đến nhiều hi vọng. Tuy nhiên không phải lúc nào kỹ thuật này cũng đem lại kết quả ngay từ lần đầu. Kể cả khi thụ thai, nó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho trẻ như chậm phát triển về trí tuệ hoặc mắc dị tật bẩm sinh. Điển hình như trường hợp của vợ chồng chị Nguyễn Thị Đào (28 tuổi, quê Diễn Châu, Nghệ An).
Sau kết hôn, chị Đào háo hức chờ đợi “tin vui” nhưng mãi không thấy. 6 năm sau, vợ chồng chị Đào quyết định vay mượn tiền đến bệnh viện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Trải qua một lần chuyển phôi thất bại, chị bất ngờ đón nhận tin vui khi mang song thai một trai, một gái trong kỳ chuyển phôi thứ 2. Đến khi thai 12 tuần tuổi, chị được bác sĩ thông báo bé trai có nguy cơ bị bệnh Down. Hy vọng bác sĩ nhầm, chị vẫn quyết giữ lại con. Thai 35 tuần, chị Đào phải mổ cấp cứu bắt hai bé. Bé gái nặng 2kg, còn bé trai 1,5kg với tình trạng sức khỏe xấu, kết quả xét nghiệm di truyền sau đó bé được kết luận mắc hội chứng Down.
Sau nhiều năm muộn con, vợ chồng chị Đào hạnh phúc đón nhận tin vui (Ảnh minh họa)
Nhắc đến Hội chứng Down, TS. BS Nguyễn Vạn Thông, Bệnh viện Hùng Vương giải thích đây là một rối loạn về di truyền xảy ra khi sự phân chia tế bào bất thường dẫn đến việc có thêm một hoặc một phần bản sao của nhiễm sắc thể số 21.
Theo đó những bà mẹ tuổi càng cao thì khả năng sinh con mắc hội chứng Down càng lớn. Bởi vì người mẹ càng nhiều tuổi càng có nguy cơ phân chia nhiễm sắc thể lỗi, đặc biệt đối với phụ nữ sau tuổi 35. BS. Thông cũng nhấn mạnh, hội chứng Down khác biệt trên từng cá thể, gây ra sự khiếm khuyết về trí tuệ suốt đời và sự chậm phát triển. Hội chứng Down cũng thường gây ra những bất thường sinh học khác bao gồm những rối loạn ở tim và hệ tiêu hóa.
>> Xem thêm: Tiết lộ phương pháp ngăn ngừa nguy cơ “trẻ ống nghiệm” mắc dị tật di truyền
Đón thi thể con gái từ Nhật về quê hương, người cha khóc nức nở vì thương con
Đã 10 ngày kể từ khi Phạm Thu Hoà (SN 1995, ở Quảng Trạch, Quảng Bình), tử vong do kiệt sức khi lao động tại Nhật Bản. 10 ngày ấy ông Phạm Văn Phương (bố của Hoà) đứng ngồi không yên.
Khi nghe tin con mất vào ngày 8/4, ông Phương lập tức ra Hà Nội hy vọng bay chuyến sớm nhất sang Nhật đón con về. Nhưng những thủ tục pháp lý khiến ông không thể xuất phát ngay.
Ông Phương lặng lẽ chạm tay vào con gái và đi chầm chậm phía sau.
Dù vậy, ông Phương không về quê, ông ở lại một nhà người quen ở ngoại thành Hà Nội, từng ngày ngóng tin con qua những người đồng hương từ Nhật Bản. Việc liên lạc với mọi người hầu hết là qua những dòng tin nhắn qua lại trên mạng xã hội facebook.
Ngày 15/4, sau một tuần chờ đợi ông đã xách ba lô quay trở về nhà, vì nơi ấy vợ ông đang vật vạ từng ngày sau khi nhận hung tin con gái qua đời nơi xứ người. “Vợ tôi ở nhà, lúc nào tỉnh dậy là bà ấy lại khóc. Bà khóc vì nhớ con, vì thương con khi mất cũng chẳng có người thân bên cạnh”, ông Phương nói đầy đau xót.
Chính bản thân ông cũng đau đớn lắm, nhưng ông phải cố kìm nén nỗi đau ấy lại, một ngày con gái ông chưa về thì ông vẫn chưa thể yên tâm, ông không thể gục ngã vào lúc này, vì giờ đây ông là chỗ dựa cho cả gia đình.
Ngày 16/4, nhận được dòng tin nhắn từ bên Nhật gửi về thông báo, 14 giờ ngày mai con sẽ được đưa về Việt Nam. Ông Phương nhìn vào dòng tin nhắn đọc đi, đọc lại xem đó có phải là sự thật không.
>> Xem thêm: Cô gái Việt đột tử tại Nhật: Người cha bật khóc khi thấy con phủ trắng nilon về sân bay