Lãnh đạo xã Ea K'pam vừa cho biết thêm thông tin về vụ việc ô tô 4 chỗ chạy trên đường liên thôn, bất ngờ lao vào nhà dân, tông chết chủ nhà đang ngủ trong phòng.
Tình tiết bất ngờ trong vụ ô tô lao vào nhà dân tông chết người đàn ông đang ngủ
Chia sẻ trên Vietnamnet sáng 26/1, một lãnh đạo xã Ea K'pam, huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) cho biết, ông N.V.H (56 tuổi), tài xế lái ô tô lao xe vào nhà dân khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ. Nạn nhân hiện là giáo viên dạy văn của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hiện trường vụ tai nạn chiều 24/1. Ảnh: Ngọc Oanh
Trước khi xảy ra vụ việc đau lòng trên, ông H. có uống rượu ở nhà một người quen gần đó. Nhà ông H. và nạn nhân ở cùng xóm với nhau.
"Xe ông H. tông vào nhà ông P. khiến nạn nhân tử vong. Quá trình di chuyển, chiếc xe này chở 3 - 4 người (trong đó có trẻ em), chạy với tốc độ cao. Dù được người nhà ngồi trong xe can ngăn đổi tay lái nhưng ông H. không chịu", vị lãnh đạo xã Ea K'pam cho biết thêm.
Trước đó, khoảng 15h30 ngày 24/1 (tức chiều mùng 3 Tết), ông N.V.H. lái ô tô trên đường liên thôn Tân Lập, xã Ea Kpam, huyện Cư M'gar. Khi đến thôn Tân Lập, xe tông đổ tường rào rồi lao thẳng vào nhà, làm sập hàng rào và tường phòng khách.
Chủ nhà là người đàn ông 57 tuổi đang ngủ trong nhà bị ô tô tông tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, xe 4 chỗ nằm giữa phòng khách, hư hỏng nặng.
Hiện các cơ quan chức năng đang mở rộng điều tra.
Bảy ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, 89 người thiệt mạng vì tai nạn
Báo cáo về tình hình trật tự ATGT sau 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Ủy ban ATGT quốc gia thông tin, trong ngày nghỉ cuối cùng của kỳ nghỉ Tết, ngày 26/1, toàn quốc xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông, làm chết 12 người và 15 người bị thương, so với ngày mồng 5 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giảm 2 vụ (9,5%), tăng 3 người chết (33,3%) và giảm 2 người bị thương (12%).
Như vậy, trong 7 ngày nghỉ Tết (từ ngày 20 - 26/1/2023), toàn quốc xảy ra 152 vụ tai nạn giao thông, làm chết 89 người và 111 người bị thương. So với cùng kỳ 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giảm 12 vụ (-7,3%), giảm 3 người chết (-3,3%) và tăng 8 người bị thương (+8%).
Cũng trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, CSGT và công an các địa phương đã phát hiện và xử lý 21.990 trường hợp vi phạm, phạt tiền 50 tỷ 428 triệu đồng, tạm giữ 639 ô tô, 9.910 xe máy và 50 phương tiện khác. Tước 4.950 Giấy phép lái xe các loại. Trong đó: phát hiện, xử lý 7.726 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 17 trường hợp dương tính ma tuý, 2.211 trường hợp vi phạm tốc độ.
Người dân ùn ùn trở lại Thủ đô vào chiều 26/1
Theo nhận định của Ủy ban ATGT quốc gia, mặc dù, tình hình trật tự ATGT trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên số người thương do tai nạn giao thông vẫn tăng so với cùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (tăng 8%).
Tình hình ùn, tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp trên các trục chính, các đầu mối giao thông quan trọng của Hà Nội, TP.HCM, cũng như tại một số trạm thu phí trên các tuyến giao thông.
Cụ thể như, ùn, tắc giao thông trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão chủ yếu tập chung tại các tuyến đường cửa ngõ thủ đô Hà Nội và TP.HCM vào các ngày cao điểm (tức ngày 29 - 30 Tết và ngày mồng 4 - 5 Tết) là thời điểm người dân về quê ăn Tết và những ngày sau Tết khi người dân quay trở lại thành phố sinh sống làm việc. Nguyên nhân do lưu lượng giao thông tăng cao vượt xa năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, như: trên tuyến Pháp Vân - cầu Giẽ, đường vành đai 3; trên tuyến quốc lộ 1 qua Đồng Nai, qua Ninh Bình, Thanh Hóa..., cao tốc theo hướng TP.HCM đi Long Thành - Dầu Giây, cửa ngõ đi về miền Đông, miền Tây (Tiền Giang, Bến Tre v.v…), phà Cát lái và Rạch Miễu; quốc lộ 51 hướng đi Đà Lạt, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như tại các bến xe nhà ga tại Hà Nội và TP.HCM tại một số trạm thu phí, mặc dù đã triển khai hệ thống thu phí không dừng, tuy nhiên do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao so với ngày thường và do va chạm giao thông cũng dẫn đến tình trạng ùn, tắc cục bộ tại một số trạm thu phí như: tuyến trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Pháp Vân – Cầu Giẽ…
Bên cạnh đó, trong 7 nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 có tổng số 33 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh đến đường dây nóng của Ủy ban ATGT quốc gia, chủ yếu tập trung vào ngày cao điểm (tức ngày 29 - 30 Tết và ngày mồng 4 - 5 Tết) là thời điểm người dân về quê ăn Tết và những ngày sau Tết khi người dân quay trở lại thành phố sinh sống làm việc. Nội dung phản ánh chủ yếu về tình trạng tăng giá trông giữ xe, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm quy định nồng độ cồn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chở quá số người đi định, ùn tắc giao thông, bất cập trong tổ chức giao thông. Các cuộc gọi đã được chuyển tới các cơ quan chức năng để xác minh và xử lý kịp thời.
Tỉnh, thành phố nào có "ma men" bị phạt nhiều nhất dịp Tết
Ngày 26/1, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2023, toàn quốc xảy ra 152 vụ tai nạn giao thông, làm chết 89 người, bị thương 111 người. So sánh với cùng kỳ 7 ngày Tết Nguyên đán năm 2022, giảm 12 vụ, giảm 3 người chết, tăng 8 người bị thương.
Trong đó, đường bộ xảy ra 147 vụ tai nạn, làm chết 85 người, bị thương 109 người. Đường sắt xảy ra 4 vụ, làm chết 4 người và bị thương một người. Tuyến đường thủy xảy ra một vụ tai nạn tại An Giang và làm bị thương một nạn nhân.
Cảnh sát đo nồng độ cồn tài xế.
Về xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, CSGT cả nước đã xử lý 21.990 trường hợp vi phạm, phạt tiền 50,4 tỷ đồng, tạm giữa khoảng 10.600 xe cộ, tước gần 5.000 bằng lái. Trong đó, 7.726 tài xế vi phạm nồng độ cồn, 17 lái xe dương tính với ma túy và 2.211 trường hợp vi phạm tốc độ khi lái xe.
So với cùng thời gian Tết Nhâm Dần 2022, số tài xế vi phạm nồng độ cồn bị xử lý tăng gấp 7 lần (tăng 6.620 trường hợp). Một số địa phương có số tài xế vi phạm nồng độ cồn bị xử lý cao là: Hải Phòng 616 trường hợp, Hà Nội 558 trường hợp, TP.Hồ Chí Minh 483 trường hợp.
Trong ngày nghỉ Tết cuối cùng (26/1), Cục CSGT dự báo lượng xe cộ sẽ đông đúc khi người dân quay lại thành phố để học tập, làm việc. Cơ quan khuyến cáo người dân lựa chọn lộ trình, khung thời gian phù hợp để di chuyển đồng thời tuân thủ hiệu lệnh của lực lượng chức năng.
Lực lượng CSGT toàn quốc cũng được huy động tối đa lực lượng để triển khai các phương án phân luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm và các tuyến cửa ngõ, xuyên tâm các thành phố, nhất là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Mùng 5 Tết, số ca mắc COVID-19 tăng gần gấp đôi sau 24 giờ
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.365 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.483 ca nhiễm).
Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.612.426 ca
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 3 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 0 ca
- Thở máy không xâm lấn: 1 ca
- Thở máy xâm lấn: 0 ca
- ECMO: 0 ca
Số bệnh nhân tử vong:
Ngày 25/01 ghi nhận 0 ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Trong ngày 25/01 có 1.057 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 266.058.224 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.696.994 liều: Mũi 1 là 71.082.147 liều; Mũi 2 là 68.700.543 liều; Mũi bổ sung là 14.534.328 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.883.927 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.496.049 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.892.893 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.064 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.808.005 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.468.337 liều: Mũi 1 là 10.245.228 liều; Mũi 2 là 8.223.109 liều.