Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu, rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới trường đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục. Cụ thể, địa bàn có dịch ở cấp độ 1, 2 được đi học trực tiếp.
Theo Bộ GD&ĐT, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID19”; nhằm bảo đảm an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đề nghị các tỉnh và thành phố trực thuộc T.Ư thực hiện ngay một số nội dung:
Chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều vắc-xin cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ.
Đối với các trường đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch,... cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; chỉ đạo các sở GD&ĐT rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh; bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.
Cho học sinh đi học trực tiếp ở địa bàn có dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2.
Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành phố để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập; chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Cấp độ 3-4 học trực tuyến và trực tiếp
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học..., với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp.
Địa phương hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Nguồn:
https://tienphong.vn/bo-gd-dt-cho-hoc-sinh-di-hoc-truc-tiep-o-dia-ban-co-dich-o-cap-do-1-2-post1386117.tpo?fbclid=IwAR0x6Ej2iphRReuAOx9U2qSgbY7YHAjWKW0L4Q-KiE9AztbHAYgG7T3_fwo
Bao giờ hàng quán TPHCM được phục vụ ăn uống tại chỗ?
Chiều ngày 18/10, tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến đời sống dân sinh sau gần 20 ngày thực hiện Chỉ thị 18.
Về kế hoạch mở lại hàng quán ăn uống tại chỗ cũng như việc kiểm tra, kiểm soát, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, đối với từng loại hình dịch vụ sẽ có từng cơ quan liên quan phụ trách. Liên quan đến lĩnh vực ăn uống là do Ban quản lý An toàn thực phẩm TP quản lý.
Các hàng ăn chưa được phép kinh doanh tại chỗ
“Theo chúng tôi được biết, các hoạt động dịch vụ khi mở ra hoạt động trở lại thì vẫn phải trên tinh thần đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Nếu các hoạt động cần thiết có khả năng mở ra an toàn thì các sở ngành tham mưu cho Thành phố. Đến hiện nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin về việc mở lại hàng ăn tại chỗ. Khi có thông tin chính thức, Sở sẽ báo cáo với Ban chỉ đạo TPHCM” – ông Phương nói.
Ông Phạm Đức Hải - Phó ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết thêm, tất cả người dân đều mong muốn hàng quán được mở lại và bán ăn uống tại chỗ như trong điều kiện bình thường.
“Hiện nay, theo Chỉ thị 18, Thành phố chỉ mới cho phép các hàng quán bán phục vụ mang về. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh nên chưa cho phép bán tại chỗ. Nơi nào bán tại chỗ là thực hiện chưa đúng quy định của Chỉ thị 18, các quận huyện, phường xã phải có trách nhiệm theo dõi, nhắc nhở, xử phạt việc thực hiện không đúng Chỉ thị” – ông Hải nhấn mạnh.
Liên quan đến tình hình lao động trở lại, ông Nguyễn Văn Lâm – Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP cho biết, theo số liệu từ Ban quản lý KCX-KCN và Khu công nghệ cao TP, hiện số người lao động đã quay trở lại là khoảng 134.850 người. Ngoài ra, các quận huyện cũng ghi nhận số lao động trở lại khoảng 5.000 người.
“UBND TP đã có văn bản 3231 để vận chuyển công nhân quay lại làm việc. Trong thời gian tới, số lượng lao động ở Tây Nguyên sẽ khả quan hơn" – ông Lâm nói.
Về việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3, theo ông Lâm đến thời điểm này đã chi trả được hơn 5 triệu trường hợp. Ông Lâm cho biết, theo Chỉ đạo của UBND TP, việc chi trả kết thúc vào ngày 15/10, tuy nhiên do còn khoảng trên dưới 1 triệu trường hợp là lao động trước đã kê khai nhưng hiện nay chưa có mặt tại địa phương để nhận; hoặc đó là những người đang điều trị tại các bệnh viện, khu cách ly. Do đó, UBND TP đã chấp thuận kéo dài việc chi trả đến ngày 22/10. "Tinh thần là làm càng sớm càng tốt chứ không nhất thiết phải đến ngày 22/10 mới kết thúc việc chi trả” – ông Lâm nói.
Nguồn:
https://tienphong.vn/bao-gio-hang-quan-tphcm-duoc-phuc-vu-an-uong-tai-cho-post1385858.tpo
Nhà xưởng ở Sài Gòn cháy dữ dội, nhiều ô tô, xe máy bị thiêu rụi
Khoảng 15h chiều nay (19/10), nhiều người phát hiện nhà xưởng chứa hải sản trên đường Hà Huy Giáp (phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM) bốc cháy.
Đám cháy khiến khói bốc lên cuồn cuộn
Công nhân nhà xưởng cùng người dân địa phương dùng nước, bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành. Khói cuồn cuộn bốc lên khiến nhiều người dân có nhà bên cạnh chạy ra ngoài.
Cảnh sát có mặt chữa cháy
Hàng chục cảnh sát cùng 5 xe chữa cháy đến ứng cứu. Cảnh sát phun nước từ nhiều hướng, ngăn không cho lửa lan sang khu vực xung quanh.
Một giờ sau, đám cháy được dập tắt. Hỏa hoạn không gây thương vong, song 2 xe tải, 2 xe máy cùng nhiều tài sản trong nhà xưởng bị thiêu rụi.
Hỏa hoạn khiến nhà xưởng và nhiều tài sản bên trong bị cháy
Nguyên nhân cháy đang được điều tra.
Nguồn:
https://danviet.vn/nha-xuong-o-sai-gon-chay-du-doi-nhieu-o-to-xe-may-bi-thieu-rui-50202119101930619.htm
Vụ bé trai 2 tuổi mất tích ở Bình Dương: Xuất hiện thông tin về đôi nam nữ bí ẩn
Những ngày gần đây, vụ việc bé trai 2 tuổi mất tích khi đang chơi trước nhà tại Bình Dương đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Cụ thể, bé trai bị mất tích tên là Lâm Gia Hưng (SN 2019, ngụ xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương).
Đến hôm nay, lực lượng chức năng, gia đình và nhiều người dân vẫn đang cố gắng tìm kiếm cháu bé. Không chỉ tìm kiếm tại khu vực sinh sống, các nhóm tìm kiếm đã mở rộng phạm vi ra các khu vực lân cận, thậm chí nhiều người dùng cả flycam để hỗ trợ tìm kiếm xung quanh các lô cao su song vẫn không có tung tích của bé.
Theo thông tin mới nhất, một số người dân gần hiện trường vụ việc chia sẻ rằng họ đã thấy một đôi nam nữ đi xe máy chở theo 1 bé trai mang các đặc điểm nhận dạng giống bé Hưng vào chiều ngày 15/10. Tuy nhiên, sau đó họ không thấy những người này xuất hiện tại khu vực nữa.
Bé Lâm Gia Hưng (SN 2019) mất tích khi chơi trước nhà ở Bình Dương.
Chia sẻ về vụ việc, gia đình bé Lâm Gia Hưng cho biết ngay trong đêm xảy ra vụ việc, khi cả gia đình tìm kiếm tại các khu vực gần nhà thì phát hiện có đồ chơi của bé ở lô cao su. Dù gia đình đã tập trung tìm kiếm khắp nơi sau khi phát hiện đồ chơi của bé nhưng vẫn chưa có tung tích.
Cách đây 5 tiếng, trên trang cá nhân của anh L.G.Đ (bố của bé Hưng) đã chia sẻ clip của con mình khi mặc chiếc áo giống với thời điểm mất tích khi chơi trước nhà. “Vẫn chưa tìm thấy con. Đi chơi đủ rồi, về với ba đi con”. Những dòng chữ của người cha có con mất tích khiến ai nấy đọc được đều xót xa.
Dòng trạng thái của người cha mất tích con khiến ai nấy không khỏi xót xa.
Trước đó, trên mạng đã xuất hiện không ít thông tin gây xôn xao về vụ việc bé trai 2 tuổi mất tích ở Bình Dương. Nhiều người đăng tải thông tin cho biết bé Hưng đã được tìm thấy, cập nhật quá trình tìm thấy bé và thậm chí còn khẳng định bé Hưng đã an toàn. Tuy nhiên gia đình cho biết các thông tin đó hoàn toàn không đúng, bé Hưng vẫn chưa tìm được.
Những thông tin bịa đặt xuất hiện trên mạng xã hội xoay quanh vụ bé trai 2 tuổi mất tích ở Bình Dương.
Nhiều người còn nhân cơ hội này để câu like thông qua các clip, bài viết chia sẻ về quá trình tìm kiếm thành công cháu bé.
Mẹ bé Huy cũng mới lên trang cá nhân khẳng định vụ bé trai 3 tuổi ở Hà Giang không phải con mình. Bé Hưng hiện vẫn chưa tìm được.
Việc một số cá nhân lợi dụng vụ mất tích của bé Hưng để câu like, thu hút sự chú ý khiến cộng đồng mạng không khỏi tức giận. Hành động này không chỉ thể hiện sự vô cảm của người đăng mà còn ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm bé cũng như tâm lý của gia đình.
Khoảng 10h ngày 15/10, bé Lâm Gia Hưng đang chơi cùng mẹ là chị H.T.B.N (SN 1997) trước nhà ở ấp Tân Định, xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Sau khi vào trong nhà rồi quay ra, chị N. tá hỏa khi không thấy con trai mình đâu nữa. Do khu vực gia đình sinh sống là gần rừng cao su, không có camera bên đường nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương để tổ chức tìm kiếm. Sáng 17/10, Công an huyện Dầu Tiếng đã phát đi thông báo gửi Bộ Công an cùng Công an các tỉnh, thành phố, huyện, thị, xã phường để hỗ trợ tìm người mất tích, nêu rõ đặc điểm nhận dạng của bé. Trước khi mất tích, bé Lâm Gia Hưng mặc áo thun đen ngắn tay, trên cổ áo có viền màu trắng, mặc quần short xanh, đầu không đội nón, chân không mang dép. |
Nguồn:
https://eva.vn/tin-tuc/vu-be-trai-2-tuoi-mat-tich-o-binh-duong-xuat-hien-thong-tin-ve-doi-nam-nu-bi-an-c73a494311.html
Bộ GD&ĐT: Cho học sinh đi học trực tiếp ở địa bàn có dịch ở cấp độ 1, 2
Theo Bộ GD&ĐT, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID19”; nhằm bảo đảm an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đề nghị các tỉnh và thành phố trực thuộc T.Ư thực hiện ngay một số nội dung:
Chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều vắc-xin cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ.
Đối với các trường đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch,... cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; chỉ đạo các sở GD&ĐT rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh; bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.
Cho học sinh đi học trực tiếp ở địa bàn có dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2.
Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành phố để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập; chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Cấp độ 3-4 học trực tuyến và trực tiếp
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học..., với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp.
Địa phương hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Nguồn:
https://tienphong.vn/bo-gd-dt-cho-hoc-sinh-di-hoc-truc-tiep-o-dia-ban-co-dich-o-cap-do-1-2-post1386117.tpo
Bộ Công an mời bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc
Sáng 19-10, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã gửi thư mời bà Nguyễn Phương Hằng (ngụ quận 3, TP HCM) chiều nay lên làm việc liên quan đến đơn của bà Hằng yêu cầu xử lý hành vi vi phạm pháp luật của ông Huỳnh Minh Hưng (tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, SN 1971, ngụ đường Thất Sơn, phường 15, quận 10).
Trước đó, ông Đàm Vĩnh Hưng gửi đơn tố cáo bà Phương Hằng lên Công an TP HCM, Bộ Công an... yêu cầu xử lý về hành vi làm nhục người khác, vu khống, và đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
Bà Nguyễn Phương Hằng nhiều lần làm việc với cơ quan công an thời gian gần đây
Trong đơn tố cáo, ông Hưng cho rằng bà Hằng đã lợi dụng các tính năng của mạng xã hội phát sóng trực tiếp và sử dụng ngôn ngữ phản cảm, tục tĩu để xuyên tạc, chửi rủa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, ca sĩ, diễn viên, công khai chỉ trích, cáo buộc nhiều người lừa đảo, ăn chặn tiền từ thiện của dân với lời lẽ cay cú, đả kích mọi người khi chưa có bất kỳ kết luận nào từ cơ quan có thẩm quyền.
Đơn tố cáo của ông Hưng còn cáo buộc bà Hằng công khai bí mật đời tư, chuyện tình cảm, cuộc sống riêng tư với mục đích vu khống, nhục mạ.
Theo ông Hưng, bà Hằng còn bịa đặt, loan truyền thông tin sai sự thật khi cáo buộc ông ăn chặn tiền từ thiện, bỏ túi hơn một nửa số tiền 96,8 tỉ đồng, lừa đảo, ăn cướp tiền của công chúng; ăn hối lộ, câu kết mua giải trong cuộc thi The Voice, phản động…
Ông Hưng còn tố cáo bà Hằng ngang nhiên công khai hóa thông tin cá nhân của ông về giới tính, tình cảm với những lời lẽ miệt thị, chà đạp, xúc phạm.
Ông Hưng cho biết những vụ việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đối tác, các nhãn hàng đã và đang chuẩn bị ký hợp đồng với ông. Chưa dừng lại ở đó, các sản phẩm âm nhạc của ca sĩ này trên kênh YouTube cũng nhận được rất nhiều bình luận khiếm nhã, dung tục với ngôn từ bạo lực.
Trước đó, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã mời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lên làm việc liên quan đến đơn tố cáo bà Phương Hằng. Nam ca sĩ này khẳng định tại buổi làm việc đã cung cấp toàn bộ chứng cứ mà bà Phương Hằng đã vu khống, xúc phạm, nhục mạ... làm đảo lộn cuộc sống của bản thân.
Ngoài ra, chiều 13-10, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng có buổi làm việc với Cục cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an. Buổi làm việc được cho liên quan đến nội dung Bộ Công an nhận được đơn từ bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo các nghệ sĩ "ăn chặn" tiền từ thiện.
Nguồn:
https://nld.com.vn/phap-luat/bo-cong-an-moi-lam-viec-voi-ba-nguyen-phuong-hang-20211019121601214.htm
Đề xuất hành khách chưa tiêm vaccine được đi máy bay: Điều kiện là gì?
Mới đây, cục Hàng không gửi bộ GTVT dự thảo sửa đổi quy định tạm thời để khai thác các chuyến bay nội địa trong bình thường mới với nhiều đề xuất.
Cục Hàng không đề xuất hành khách chưa tiêm vaccine được đi máy bay. Ảnh minh họa
Theo đó, trong dự thảo lần này, điều kiện hành khách đi máy bay được Cục Hàng không đề xuất theo hướng thoáng hơn so với quy định thí điểm trước đó. Cụ thể:
Hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); hành khách xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) chỉ cần có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 (PCR hoặc xét nghiệm nhanh) trong 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.
Các hành khách khác cần đáp ứng một trong ba điều kiện:
- Có chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, trong đó liều cuối cùng tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay;
- Có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay;
- Có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 (PCR hoặc xét nghiệm nhanh) trong 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.
Hành khách đi máy bay phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu; hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác…
Kết thúc chuyến bay, trong quá trình di chuyển từ sân bay về nơi cư trú, lưu trú, hành khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người.
Hành khách chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khỏe và thực hiện theo quy định cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 kể từ ngày về địa phương.
Trước đó Cục Hàng không cũng đã kiến nghị bộ GTVT về kế hoạch khai thác các chuyến bay khứ hồi trên các đường bay áp dụng từ ngày 21/10 đến ngày 30/11 năm 2021 với tần suất tăng thêm.
Theo đó, 3 đường bay gồm trục TP.HCM - Hà Nội, TP.HCM - Đà Nẵng và Hà Nội - Đà Nẵng sẽ nâng tần suất khai thác lên 6 chuyến khứ hồi/ngày cho mỗi đường bay (Vietnam Airlines 2 chuyến/ngày, Vietjet Air 2 chuyến/ngày, Bamboo Airways 1 chuyến/ngày, Pacific Airlines 1 chuyến/ngày).
Với các đường bay khác, tần suất không quá 1 chuyến khứ hồi/ngày trên mỗi đường bay đối với mỗi hãng hàng không. Đối với Vietravel Airlines, hãng được xem xét khai thác với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày trên mỗi đường bay từ tháng 11/2021.
Nguồn:
https://www.doisongphapluat.com/de-xuat-hanh-khach-chua-tiem-vaccine-duoc-di-may-bay-dieu-kien-la-gi-a516646.html
Nam thanh niên bị cây đè tử vong khi đang chạy xe máy trên đường
Nạn nhân là anh Trần Nhân L.E (SN 1993, trú tổ dân phố Đức Nam Trung, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang), làm nghề lái máy múc.
Theo ông Sỹ, vào sáng 17/10, anh E. chạy xe gắn máy từ nhà ra huyện Phong Điền (TT-Huế) để làm việc. Khi lưu thông trên đường Lê Duẩn, anh này bị một cây xanh bên đường đổ đè trúng người gây chấn thương nặng, bất tỉnh.
Anh L.E đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng do bị thương quá nặng nên đã tử vong, được người thân đưa về nhà lo hậu sự từ chiều 18/10.
Hiện trường vụ việc. (Ảnh CTV)
Đáng chú ý, ông Đoàn Văn Sỹ nhận được phản ánh của người nhà anh E, khi rời nhà đi ra huyện Phong Điền, nạn nhân có mang theo hơn 30 triệu đồng cất trong hộc chứa đồ xe gắn máy để giải quyết công việc. Khi gặp nạn, số tiền trên đã bị mất.
Theo chính quyền thị trấn Phú Đa, gia đình nạn nhân L.E thuộc diện khó khăn.
Chính quyền địa phương, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã về Phú Đa tổ chức thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ bước đầu cho gia đình nạn nhân.
Nguồn:
https://tienphong.vn/nam-thanh-nien-bi-cay-de-tu-vong-khi-dang-chay-xe-may-tren-duong-post1386067.tpo
Hà Nội sắp đón gió mùa Đông Bắc, có nơi dưới 15 độ C
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-26 độ Vĩ Bắc. Bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo từ sáng ngày 21/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến vùng núi phía Bắc; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi bộ phận không khí lạnh phân tích trên nên từ đêm 20/10, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông; từ ngày 21/10, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ đêm 21/10, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 16-19 độ, vùng núi có nơi dưới 15 độ.
Từ ngày 21/10, gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4; ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2,0-3,0m; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, riêng phía Bắc có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2- 4m.
Khu vực Hà Nội: Từ đêm 20 đến ngày 21/10 có lúc có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ đêm 21/10, trời trở rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-19 độ.
Nguồn:
https://tienphong.vn/ha-noi-sap-don-gio-mua-dong-bac-co-noi-duoi-15-do-c-post1386121.tpo