Từ ngày 1/7, dự kiến mức lương giáo viên hợp đồng tăng thêm bao nhiêu?

Ngày 25/05/2024 21:21 PM (GMT+7)

Từ ngày 1/7, dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng lên so với mức lương tối thiểu hiện tại. Vậy mức lương giáo viên hợp đồng có được tăng?

Mức lương giáo viên hợp đồng thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành áp dụng từ ngày 1/7/2024:

- Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng);

- Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);

- Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);

- Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Theo đó, lương giáo viên không phải viên chức làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được tính lương dựa trên mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu đối với người lao động.

Vậy, dự kiến lương giáo viên hợp đồng năm 2024 tại các cơ sở giáo dục ở vùng I sẽ không thấp hơn 4.960.000 đồng từ 1/7/2024.

Từ ngày 1/7, lương giáo viên không phải viên chức làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được tính lương dựa trên mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu đối với người lao động. Ảnh minh họa: TL

Từ ngày 1/7, lương giáo viên không phải viên chức làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được tính lương dựa trên mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu đối với người lao động. Ảnh minh họa: TL

Giáo viên hợp đồng là gì?

Giáo viên hợp đồng là giáo viên chưa được tuyển dụng chính thức, khi các trường học thiếu giáo viên, chưa tuyển được giáo viên chính thức sẽ tiến hành tuyển dụng nhân viên hợp đồng.

Chính vì thế nên giáo viên hợp đồng sẽ không được hưởng phúc lợi, chế độ hay mức lương giống như giáo viên biên chế hay chính thức.

Giáo viên biên chế chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, hiện nay không phải giáo viên là viên chức nào cung được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, các giáo viên sẽ ký hợp đồng làm việc thời hạn từ 12 – 60 tháng.

Có những trường hợp được hưởng biên chế suốt đời như sau (Điều 25 Luật Cán bộ, công chức, viên chức sửa đổi năm 2019):

+ Giáo viên đã được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020 nhưng chưa ký hợp đồng không xác định thời hạn thì thực hiện tiếp hợp đồng xác định thời hạn đã ký kết.

+ Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 58 của Luật này;

+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Lương giáo viên hợp đồng

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Cách tính lương của giáo viên hợp đồng như sau:

Cách tính lương = Lương cơ bản x Hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – Các khoản phí khác (phí bảo hiểm và phí công đoàn).

Hoặc mức lương thoả thuận trong hợp đồng.

Theo cách tính ở đây có thể thấy lương của giáo viên hợp đồng hiện nay là áp dụng mức lương cơ bản theo quy định của Bộ luật Lao động, không áp dụng mức lương theo quy định của cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, còn áp dụng theo những quy định do Bộ GD&ĐT đề ra. Tùy từng quy chế từng trường học sẽ có cách tính cụ thể khi có nhu cầu tuyển dụng.

Giáo viên hợp đồng có được xét nâng bậc lương không?

Theo Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 08/2013/TT-BNV hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thì đối tượng thuôc phạm vi điều chỉnh được nâng bậc lương thường xuyên ngoài cán bộ, công chức, viên chức còn có:

"Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.

Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù".

Căn cứ theo quy định trên thì đối với người lao động thì chỉ những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập mới được nâng bậc lương thường xuyên như cán bộ, công chức, viên chức.

Tin vui mới cho hàng nghìn giáo viên, mức lương có thể được xếp cao nhất nếu đề xuất được thông qua
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Giáo dục

Theo L.Vũ (th)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h