Giàu có và đứng đầu tập đoàn nhưng đằng sau đó là các phi vụ làm ăn phi pháp.
Giàu có, lắm tiền và thậm chí làm từ thiện, song mấy ai ngờ rằng đại gia này "ngã ngựa" và lĩnh án tử hình.
Lưu Hán từng là Chủ tịch của tập đoàn Hanlong - kinh doanh bất động sản, khai thác mỏ và năng lượng có trụ sở ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Người đàn ông này ở thời điểm bị bắt có tài sản lên đến 6,4 tỷ USD.
Năm 1986, Lưu Hán bước chân vào con đường kinh doanh với việc buôn bán đồ gỗ và vật liệu xây dựng.
Năm 2012, Lưu Hán từng được Forbes xếp hạng là người giàu thứ 148 ở Trung Quốc. Các hoạt động kinh doanh của Lưu Hán không chỉ ở Tứ Xuyên mà còn ở các tỉnh miền Tây Trung Quốc cho đến liên doanh khai thác mỏ ở Mỹ và Australia.
Tập đoàn Hanlong của Lưu Hán từng bị tòa án phạt 300 triệu nhân dân tệ vì sử dụng các thông tin lừa đảo để vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên, đằng sau sự giàu có đó là một quá trình làm ăn phi pháp. Từ năm 1993, Lưu Hán cùng em trai và đồng phạm điều hành ổ nhóm đánh bạc, chi phối lĩnh vực vật liệu xây dựng ở Quảng Hán, Thành Đô, Thượng Hải và Trùng Khánh (Trung Quốc).
Từ năm 1997, Lưu Hán cùng em trai và Tôn Hiểu Đông phát triển tổ chức tội phạm.
Khi còn làm mưa làm gió, Lưu Hán từng xuất hiện bên siêu xe Ferrari, mặc áo lông chồn đắt tiền.
Lưu Hán và em trai lọt vào mắt của cơ quan chức năng Trung Quốc sau một vụ xả súng xảy ra tại một quán trà hồi năm 2009. Em trai của Lưu Hán đã ra lệnh sát hại 3 người đàn ông bao gồm trùm băng đảng đối thủ là chen Fuwei.
Ngoài ra Lưu Hán kết thân, có mối quan hệ làm ăn với con trai Chu Vĩnh Khang là Chu Bân. Ông Chu Vĩnh Khang là cựu Bộ trưởng Bộ Công An Trung Quốc. Ông Chu Vĩnh Khang và con trai Chu Bân cũng bị bắt giam để điều tra hành vi tham nhũng, sau đó hầu tòa và lĩnh án.
Lưu Hán đã bị kết tôi với 13 tội danh bao gồm giết người, tổ chức đánh bạc, điều hành băng nhóm mafia, buôn bán vũ khí trái phép và bị kết án tử hình. Ngày 9/2/2015, Lưu Hán đã bị xử tử sau phán quyết án tử hình của tòa án.