Các nhóm tìm kiếm chiếc máy bay mất tích lại bắt được tín hiệu ping có thể là từ hộp đen của MH370.
Các chuyên gia hàng không đang lo ngại chiếc hộp đen của chuyến bay MH370 có thể đã hết pin khi không còn bắt được tín hiệu thì chiều và tối qua (8./4), một tàu tham gia tìm kiếm của Úc đã hai lần thu được tín hiệu nghi từ hộp đen, tiếp thêm hy vọng cho cuộc tìm kiếm đã bước sang ngày thứ 33.
Ông Angus Houston, chỉ huy trung tâm điều phối hoạt động tìm kiếm MH370, cho biết một tín hiệu được phát hiện vào chiều qua và kéo dài 5 phút, 25 giây. Tín hiệu thứ hai bắt được vào ban đêm và kéo dài 7 phút.
Vị trí các tín hiệu ping thu được ở Ấn Độ Dương
"Tôi tin rằng chúng tôi đang tìm kiếm đúng khu vực nhưng chúng tôi cần phải tận mắt nhận dạng xác của chiếc máy bay trước khi xác nhận chắc chắn đây là nơi an nghỉ cuối cùng của MH370", ông Houston nói ở thành phố Perth, Australia.
Ông Houston cho biết, lớp bùn dày dưới đáy đại dương ở khu vực Ấn Độ Dương gây cản trở không nhỏ cho việc tìm kiếm của tàu Ocean Shield (con tàu mang thiết bị dò tìm hộp đen của Mỹ). Theo ông Houston, bùn có thể hấp thụ âm thanh và cản trở việc phát tín hiệu của hộp đen.
Ông cũng nhấn mạnh tàu Ocean Shield đã phát hiện ra các tín hiệu khả quan tổng cộng bốn lần, hai lần vào hôm 5/4 và hai lần hôm qua. Con tàu này được trang bị một thiết bị định vị tín hiệu ngầm để có thể bắt được các tần số siêu âm của hộp đen máy bay dưới đáy đại dương.
Bản đồ khoanh vùng khu vực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích trong ngày hôm nay 9/4
Các đội tìm kiếm đang tập trung truy tìm dấu vết máy bay Malaysia mất tích ở dưới đáy biển. Tuy nhiên, nhà chức trách không từ bỏ bất kể khả năng nào. Họ tiếp tục duy trì các phương án tìm kiếm khác, song song với việc dò tìm tín hiệu hộp đen.
Theo thông báo từ trung tâm điều phối công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay Malaysia mất tích ở Úc, khu vực tìm kiếm chiếc Boeing 777 chở theo 239 người ở Ấn Độ Dương hiện đã được thu hẹp từ 234.000 km2 vào hôm 7.4 xuống còn 75.000 km2 vào hôm nay 9/4.
Hiện đội tìm kiếm quốc tế chưa dùng đến tàu ngầm để lùng tìm máy bay MH370, nhưng đã cho thả các phao thủy âm tại khu vực bắt được các tín hiệu nói trên.
Trong hơn 2 tuần qua, thông tin được cả thế giới quan tâm nhất là số phận chiếc máy bay Malaysia mất tích cùng 239 người. Đã có tất cả 26 quốc gia tham gia tìm kiếm, nhiều vật thể lạ được phát hiện và rất nhiều giả thuyết được đưa ra sau quá trình phân tích các dữ liệu điều tra tuy nhiên tất cả cũng chỉ là những phỏng đoán. Chuyến bay mang số hiệu MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc 0 giờ 40 phút ngày 8/3 (theo giờ Malaysia) để tới Bắc Kinh, mang theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Khi đạt tới độ cao 10.000m, chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar. Sau một tuần nỗ lực tìm kiếm quốc tế trên biển Đông không mang lại hiệu quả, ngày 20/3, phía Malaysia tin rằng máy bay bị ai đó có mặt trong buồng lái chuyển hướng một cách có chủ đích sang bờ biển phía Tây Bắc Malaysia sau khi đã tắt hệ thống liên lạc thông thường. Một chiến dịch tìm kiếm quy mô quốc tế với sự tham gia của 26 nước cùng phương tiện tìm kiếm hiện đại đều được huy động, từ vệ tinh đến thiết bị dò tìm dưới nước; từ tàu phá băng, tàu khu trục đến máy bay tìm kiếm hiện đại nhất đã quần thảo trên biển đông 5 ngày. Có rất nhiều vật thể lạ được tìm kiếm ở khu vực này tuy nhiên các máy bay đã không thể tiếp cận được do thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn. Những diễn biến mới xảy ra cùng ngày các quan chức Australia thông báo rằng họ đã phát hiện hai vật thể ở phía nam Ấn Độ Dương có thể liên quan tới chiếc máy bay. Vào 22 giờ ngày 24/3, khi những vật thể trôi nổi chưa được xác minh, Thủ tướng Malaysia đã mở cuộc họp báo khẩn cấp thông báo chiếc MH370 đã lao xuống biển Ấn Độ Dương, không một ai sống sót. Tuyên bố này đã dập tắt hi vọng về việc có người sống sót sau khi chiếc phi cơ mất tích hôm 8/3. Mời độc giả đoàn đọc toàn bộ thông tin vụ việc Máy bay Malaysia Airlines rơi xuống Ấn Độ Dương trên Tin tức EVA |