Người dân xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) tất bật sản xuất phục vụ ngày tiễn ông Công, ông Táo.
Mỗi năm, khi không khí Tết tràn ngập trên mọi nẻo đường cũng là lúc làng Đông Hồ (Bắc Ninh) nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Trong những ngày này, nhà nhà bất bật hoàn thiện nốt các sản phẩm phục vụ cho ngày ông Công, ông Táo.
Các hộ dân tại Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang hối hả sản xuất phục vụ ngày tiễn Táo quân chầu trời.
"Ngày thường đã làm đến 8-9h tối, còn vào dịp như chuẩn bị cúng Tết ông Công ông Táo, ngày rằm tháng bảy có hôm làm đến 1-2h đêm", chị Lan - chủ một xưởng sản xuất tại Đông Hồ chia sẻ.
Không chỉ những người trẻ tuổi mà ngay cả người lớn tuổi cũng tham gia làm vàng mã. Trong ảnh, bà Nguyễn Thị Bàng (63 tuổi) phụ giúp con cháu chẻ nan.
Nhiều em nhỏ thích thú xem người lớn sản xuất.
Xe ga, siêu xe được "sản xuất" hàng loạt.
Anh Tâm - chủ cơ sở sản xuất Trần Tâm luôn tay đóng gói sản phẩm giày, quần áo Táo quân để chuẩn bị đi giao hàng cho kịp. Anh Tâm cho biết, công việc làm vàng mã thật sự thuận lợi được khoảng 5 năm trở lại đây. Mỗi nhà làm chuyên một loại sản phẩm, như quần áo, mũ mão, giày dép... làm đến đâu bán hết đến đó.
Thị trường đồ phục vụ ông Công, ông Táo năm nay xuất hiện thêm sản phẩm được làm từ giấy ánh kim được bán với giá 180 - 220.000 đồng.
"Năm nay, giá cả leo thang nhưng giá cả các mặt hàng phục vụ ngày lễ Táo quân không tăng so với năm ngoái", ông Duy - chủ một cơ sở sản xuất ở giữa làng cho biết.
Vàng mã làng Đông Hồ được vận chuyển vào nội thành phục vụ người tiêu dùng.
Dọc hai bên phố Hàng Mã (Hà Nội), đồ cúng Táo quân được bày bán la liệt, nhiều nhất là bộ đồ cúng gồm quần áo, mũ, dép và cá chép cho ông Táo, tiền vàng, hương...
"Điểm khác biệt so với những năm trước là năm nay, chỉ những đồ dùng cần thiết cho ngày ông Công, ông Táo như mũ mão, quần áo, cá chép giấy...là bán chạy. Còn những loại hàng mã xa xỉ khác rất ít người hỏi mua", chị Vân - chủ cửa hàng trên phố Hàng Mã chia sẻ. (Trong ảnh, bộ ông Công, ông Táo loại to có giá 120 nghìn đồng).