Đặng Mãnh Nữ hoàng hậu mặc dù được tiếp thu giáo dục tốt, có tri thức lại hiểu lễ nghĩa nhưng đồng thời, nàng cũng chất chứa lòng ghen tị lớn vô cùng.
Từ xưa, mỹ nữ luôn luôn được sủng ái, yêu chiều, dễ dàng đạt được những gì mình muốn. Đặng Mãnh Nữ là một mỹ nhân như vậy.
Nàng xuất thân từ đại gia tộc Nam Dương Đặng thị, hậu duệ của Thái phó Cao Mật hầu Đặng Vũ - khai quốc công thần đời Hán Quang Vũ Đế. Sống trong môi trường thế gia, của cải không thiếu, Đặng Mãnh Nữ may mắn nhận được sự giáo dục quy củ.
Từ nhỏ, Đặng Mãnh Nữ đã nổi tiếng gần xa với nhan sắc nổi trội, khiến hoa nhường nguyệt thẹn. Lớn lên, nàng lại càng thêm yêu kiều, quyến rũ. Cộng thêm với trí óc thông tuệ, học một biết mười, Đặng Mãnh Nữ thực sự được cha mẹ nâng niu chẳng khác nào viên ngọc quý trên tay.
Sau, phụ thân của Đặng Mãnh Nữ qua đời, mẫu thân tái giá, nàng cũng theo đó mà gia nhập vào Lương gia. Lúc đó, thái hậu Lương thị và đại tướng quân Lương Ký đang thao túng triều đình, vợ Lương Ký nhìn thấy Đặng Mãnh Nữ xinh đẹp động lòng người, liền đề nghị đưa nàng vào cung để lung lạc hoàng đế.
Mới đầu khi gia nhập hoàng cung, địa vị của mỹ nhân họ Đặng cực thấp, chỉ được xếp hàng Thải nữ. Ở trong cung, có thể bay lên cao hơn hay không chỉ có thể dựa vào kỳ ngộ và may mắn.
Thế nhưng Đặng Mãnh Nữ sinh ra số mệnh định sẵn phú quý, nàng chính là người may mắn như vậy. Thông thường, thân phận thấp như Thải nữ cực khó để gặp được bậc đế vương thế nhưng Đặng Mãnh Nữ vừa tiến cung không lâu đã vô tình gặp được Hán Hoàn Đế.
Hán Hoàn Đế bản thân là người háo sắc, khi vừa nhìn thấy mỹ nhân xinh đẹp hơn hoa đã thèm thuồng, khao khát. Chẳng qua là, lúc đó hoàng hậu Lương Nữ Oánh ỷ vào chị gái và anh trai quyền lực khuynh đảo triều chính, quản Hán Hoàn đế rất nghiêm, không cho phép Hán Hoàn đế tùy tiện sủng hạnh các phi tử khác. Hán Hoàn đế khiếp sợ thế lực của Lương gia, đành giả vờ nghe theo mọi lời nói của hoàng hậu.
Sau, người nắm quyền chính là Thái hậu Lương thị qua đời, Hán Hoàn đế nhân cơ hội bẻ gẫy vây cánh của Lương Ký, chu diệt gần hết Lương gia.
Lúc này đây, Hán Hoàn đế không còn e sợ gì hoàng hậu Lương Nữ Oánh. Bị thất sủng, vị hoàng hậu này buồn giận liên miên, cuối cùng bệnh chết. Ngay sau đó, Hán Hoàn đế lập ngay sủng phi của mình là Đặng Mãnh Nữ lên làm hoàng hậu.
Lúc trước, Đặng Mãnh Nữ vì mẫu thân tái giá, gia nhập Lương gia nên nàng cũng đổi thành họ Lương. Tuy nhiên, Hán Hoàn đế dù sao cũng một thời gian dài bị Lương gia kìm nén quyền lực, vô cùng bất mãn và chán ghét họ Lương. Cuối cùng, để giải quyết vấn đề, Hán Hoàn đế cho đổi họ của Đặng Mãnh Nữ thành họ Bạc.
Qua hai năm sau, trong một lần tình cờ, Hán Hoàn đế biết được rằng Đặng Mãnh Nữ vốn là con gái của Đặng gia, không phải người mang huyết thống Lương gia, chàng vô cùng vui mừng, trả lại họ thật cho Đặng Mãnh Nữ.
Đồng thời, mẫu thân và các anh em, họ hàng thân thích của Đặng Mãnh nữ cũng được thơm lây, được ban tước, phong hầu.
Nhưng mà thói đời bạc bẽo, mỹ nhân dùng sắc để mê hoặc hoàng đế, cũng sẽ có một ngày thua thảm bởi một người có nhan sắc hơn, tuổi trẻ hơn mình.
Hán Hoàn đế háo sắc, trong hậu cung khắp nơi đều là mỹ nữ được tiến cử. Bởi vậy, nếu vì sắc được sủng ái, tất cũng có ngày thất sủng vì kém sắc hơn người khác.
Sau khi Đặng Mãnh Nữ được sủng ái một thời gian dài, trong hậu cung xuất hiện một phi tử Quách thị. Vị phi tử này xinh đẹp như tiên vừa có nét ngây thơ lại vừa có nét quyến rũ. Hán Hoàn đế bị vẻ đẹp của hàng hấp dẫn, dần dần lạnh nhạt với hoàng hậu Đặng Mãnh Nữ.
Đặng Mãnh Nữ mặc dù được tiếp thu giáo dục tốt, cũng có tri thức lại hiểu lễ nghĩa nhưng đồng thời, nàng cũng chất chứa lòng ghen tị lớn vô cùng.
Khi mất đi sủng ái, Đặng Mãnh Nữ cực kỳ đố kị với Quách thị mà Quách thị cũng không phải người dễ chọc, vì vậy hai người ở hậu cung tranh đấu gay gắt, nghĩ hết các biện pháp để hãm hại đối phương.
Đối với chuyện này, Hán Hoàn đế vô cùng phản cảm, phiền chán, thêm vào tật có mới nới cũ, Hán Hoàn đế quyết định ban chiếu thư phế bỏ ngôi vị hoàng hậu của Đặng Mãnh Nữ, đem nàng nhốt vào lãnh cung.
Không lâu sau, Đặng Mãnh Nữ cũng chẳng khác gì những mỹ nhân bị thất sủng, nàng quanh quẩn trong lãnh cung, ưu sầu và uất ức mà chết.
Theo cái chết của Đặng Mãnh Nữ, thế lực của gia tộc Đặng thị cũng sụp đổ. Nặng thì hạ ngục mà chết, nhẹ thì bị bãi miễn quan tước, biếm làm thường dân, trục xuất về nguyên quán.