Vén màn bí mật vụ cướp ngân hàng chấn động cách đây 44 năm khởi nguồn từ hội chứng 'con tin yêu kẻ bắt cóc'

Ngày 13/07/2017 09:46 AM (GMT+7)

44 năm trước, một vụ cướp ngân hàng giữ con tin đã gây chấn động thế giới khi cả bốn con tin đều bảo vệ kẻ cướp. Sau này các nhà khoa học đã gọi hiện tượng tâm lý này là Hội chứng Stockholm.

Sáng ngày 23/8/1973, Jan-Erik Olsson – một tù nhân đang phải chịu án 3 năm vì tội trộm cắp đã vượt ngục và xông vào một ngân hàng nằm gần quảng trường Norrmalmstorg tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Hắn dùng súng uy hiếp mọi người bên trong ngân hàng và hét lên: “Cuộc vui vừa mới bắt đầu thôi!”

Sau khi khiến cho một cảnh sát bị thương, tên cướp đã bắt giữ bốn nhân viên ngân hàng làm con tin. Hắn yêu cầu phải giao 700.000 đô Thụy Điển và cả ngoại tệ cùng một chiếc xe hơi và giải phóng gã bạn tù chung phòng với hắn, Clark Olofsson.

Sau vài tiếng, cảnh sát đã đưa gã bạn tù Olsson cùng số tiền lớn và cả chiếc xe Ford Mustang đến cho kẻ cướp. Tuy nhiên, các nhà chức trách từ chối yêu cầu để lại con tin trong xe vì sự an toàn của họ.

Sự việc này đã nhanh chóng thu hút giới truyền thông và thậm chí còn được phát trên truyền hình ở Thụy Điển.

Vén màn bí mật vụ cướp ngân hàng chấn động cách đây 44 năm khởi nguồn từ hội chứng amp;#39;con tin yêu kẻ bắt cócamp;#39; - 1

Các con tin bị giam giữ tại ngân hàng

Quay trở lại với những con tin đáng thương đang bị giam giữ. Sau một thời gian, họ đột nhiên có một mối liên kết kỳ lạ với kẻ bắt cóc. Con tin Kristin Enmark còn được Olsson khoác cho chiếc áo len khi cô bắt đầu run sợ và hắn thậm chí còn an ủi khi cô mơ ác mộng và còn đưa cho cô một viên đạn làm “quà lưu niệm.”

Với cô gái Birgitta Lundblad, kẻ bắt cóc còn khuyến khích cô tiếp tục gọi điện thoại cho gia đình khi thấy cô không thể liên lạc được với họ. Không chỉ vậy, Olsson còn cho phép con tin Elisabeth Oldgren di chuyển khỏi nơi giam giữ với một sợi dây dài buộc ngang người khi cô quá sợ hãi.

Thậm chí sau này khi thoát ra khỏi kẻ bắt cóc, cô Oldgen còn nói rằng: “Tôi nhớ anh ta rất tử tế khi cho phép tôi rời khỏi nơi giam giữ". Những việc làm của Olsson với các con tin đã tạo được sự đồng cảm, nam con tin duy nhất Sven Safstrom còn chia sẻ: “ Anh ta đối xử tốt với chúng tôi".

Thậm chí, con tin Enmark khi gọi điện với Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme còn yêu cầu ông để cho cô được lên ô tô trốn thoát cùng nhóm cướp.

Cô nói: “Tôi hoàn toàn tin tưởng Clark và những kẻ cướp. Tôi không tuyệt vọng. Họ không làm gì tôi cả. Họ rất tốt. Nhưng ngài biết đấy, Olof, tôi sợ cảnh sát sẽ tấn công và khiến chúng tôi phải chết.”

Đến ngày thứ hai bị bắt cóc, các nạn nhân bắt đầu chuyển sang sợ hãi cảnh sát hơn là sợ chính kẻ đang giam giữ mình. Khi cảnh sát xông vào giải cứu và kêu gọi các con tin bước ra trước nhưng cả bốn người đều từ chối, họ muốn che chắn, bảo vệ cho những kẻ bắt cóc.

Hai nữ con tin còn kêu cảnh sát không được làm tổn thương những kẻ cướp. Cô gái Enmark còn hét lên khi Olofsson bị còng tay: “Clark, tôi sẽ gặp lại anh.”

Sau này ngay cả khi Olofsson và Olsson bị bắt giam, các con tin cũng thường xuyên vào thăm tù và trao đổi thư từ với nhau. Jan-Erik Olsson được ân xá sau 8 năm và cùng gia đình chuyển sang Thái Lan. 

Vén màn bí mật vụ cướp ngân hàng chấn động cách đây 44 năm khởi nguồn từ hội chứng amp;#39;con tin yêu kẻ bắt cócamp;#39; - 2

Olsson cuối cùng cũng bị cảnh sát bắt giữ

Việc các con tin trở nên gần gũi và thậm chí còn bênh vực, bảo vệ hung thủ khiến công chúng và cảnh sát rất bối rối. Họ còn nghi ngờ Enmark đã liên kết với bọn cướp nhưng kết quả cho thấy cô không liên quan.

Các nhà tâm lý học đã so sánh hiện tượng này với các binh lính trong chiến tranh cũng đã trở nên đồng cảm với kẻ bắt cóc. Còn các nhà tâm thần học thì gọi đây là “Hội chứng Stockholm”.

“Hội chứng Stockholm” bắt nguồn từ vụ án trên là thuật ngữ mô tả trạng thái tâm lý kỳ lạ, trong đó người bị bắt cóc sau một thời gian đã chuyển từ sợ hãi và căm ghét thành thông cảm và quý mến chính đã kẻ bắt cóc mình.

Ngành phân tâm học giải thích thâm sâu hơn và cho rằng hội chứng này là một bản năng sinh tồn của con người có từ hồi mới sinh ra. Giống như những đứa trẻ nhỏ phải lệ thuộc vào người mẹ nuôi, cho bú, bế ẵm thì các nạn nhân bị bắt cóc phải thuần phục hoàn toàn tên cướp về mọi phương diện khiến theo thời gian thì trở nên gắn bó.

Cách chữa trị hiệu quả nhất “Hội chứng Stockholm” là liệu pháp tâm lý. Bệnh nhân cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm thần và các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được điều trị bằng thuốc.

T.D (Dịch từ history)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện lạ thế giới