Virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ nếu phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời. Vì thế, việc phát hiện sớm loại virus này là vô cùng quan trọng.
Virus HPV gây u nhú ở người là 1 bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Ở 1 số thể của virus này có thể gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung. Hãy thử 1 trong 2 xét nghiệm dưới đây để loại bỏ nguy cơ ung thư cổ tử cùng vì virus HPV nhé:
Xét nghiệm Pap
Xét nghiệm Pap hay còn gọi là "Papanicolaou smear", hoặc "pap smear" là 1 bài kiểm tra được các bác sỹ thực hiện nhằm phát hiện sớm dấu hiệu của sự thay đổi trong các tế bào ở vùng cổ tử cung.
Cách thức thực hiện:
- Bác sỹ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt vào bên trong âm đạo của chị em.
- Sau đó dùng 1 dụng cụ chuyên dụng để lấy 1 phần nhỏ tế bào ở phần cổ tử cung của bạn.
Bác sỹ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt vào bên trong âm đạo của chị em...
- Cuối cùng, bác sỹ sẽ bảo quản phần tế bào này và quan sát nó dưới kính hiển vi để tìm các tế bào bất thường hoặc các tế bào "tiền ung thư". Cách này sẽ giúp phát hiện tất cả các loại tế bào lạ đang xâm nhập vào cổ tử cung của bạn, trong đó có virus HPV.
Xét nghiệm này vô cùng đơn giản, thường chỉ mất khoảng 1 phút và phần khó chịu nhất thường là khi bác sỹ đưa mỏ vịt vào cơ thể của chị em.
Khi nào bạn nên làm xét nghiệm này?
Phụ nữ nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap lúc 21 tuổi, bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Phụ nữ đã quan hệ tình dục nhưng dưới 21 tuổi thì không cần làm xét nghiêm Pap.
- Chị em nên đi xét nghiệm Pap lần đầu trong khoảng thời gian 3 năm tính từ lúc có quan hệ tình dục lần đầu tiên.
- Nếu bạn nhận được các kết quả xét nghiệm bình thường trong 3 năm liên tục thì cứ 2 đến 3 năm sau đó mới cần phải đi xét nghiệm Pap một lần.
Xét nghiệm virus HPV
Đây là loại xét nghiệm trực tiếp và cho kết quả nhanh nhất về việc phát hiện virus HPV. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là ngoài virus HPV, xét nghiệm này không thể phát hiện bất kỳ loại virus bất thường nào khác đang tồn tại ở cổ tử cung của bạn.
... sau đó dùng 1 dụng cụ chuyên dụng để lấy 1 phần nhỏ tế bào ở cổ tử cung ra ngoài để soi dưới kính hiển vi.
Cách thức thực hiện: tương tự như xét nghiệm Pap.
- Bác sỹ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt vào bên trong âm đạo của chị em.
- Sau đó dùng 1 dụng cụ chuyên dụng để lấy 1 phần nhỏ tế bào ở phần cổ tử cung của bạn.
- Cuối cùng, bác sỹ sẽ bảo quản phần tế bào này và quan sát nó dưới kính hiển vi để tìm xem trong đó có virus HPV hay không.
Khi nào bạn nên làm xét nghiệm này?
- Thông thường phụ nữ không cần phải làm loại xét nghiệm HPV này trước tuổi 30. Vì khi đó cơ thể của bạn có khả năng chống lại loại virus này theo cách riêng của nó.
- Tuy nhiên, sau tuổi 30, các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em phụ nữ nên làm xét nghiệm HPV mỗi 5 năm 1 lần.
Việc phải làm khi xét nghiệm dương tính với HPV
- Nếu kết quả của xét nghiệm Pap hoặc HPV là dương tính, đừng quá lo lắng, bạn cần theo dõi thêm. Nghĩa là, bạn sẽ cần làm lại 1 trong 2 loại xét nghiệm này sau 6 tháng đến 1 năm để xem virus HPV vẫn còn hay đã hết trong cơ thể.
Nếu kết quả của xét nghiệm Pap hoặc HPV là dương tính, bạn cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác si để điều trị dứt điểm loại virus HPV này
- Bạn cũng có thể sẽ cần làm thêm 1 xét nghiệm nữa có tên gọi là soi cổ tử cung nếu kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV là dương tính. Đây là một thủ thuật đơn giản, cho phép kiểm tra cổ tử cung chi tiết hơn. Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu nhỏ mô trong cổ tử cung, còn gọi là ‘sinh thiết’, để soi dưới kính hiển vi.