Nhiều chị em cảm thấy vô cùng lo lắng khi chu kỳ của họ ngắn hơn hoặc dài ra bất thường. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố có thể làm thay đổi chu kỳ "đèn đỏ" của bạn.
Việc "đèn đỏ" chênh lên, lệch xuống vài ngày có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, tâm sinh lý hoặc bệnh lý. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để "chuẩn" đúng bệnh nhé!
Chế độ dinh dưỡng
Bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào cũng có thể làm thay đổi chu kì kinh nguyệt của bạn. Để đảm bảo chu kì kinh nguyệt diễn ra theo đúng thời gian, bạn phải có được chế độ ăn uống lành mạnh. Chú ý thêm những điều sau:
- Sắt là khoáng chất rất quan trọng và liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Khi cơ thể bạn đủ lượng sắt sẽ đảm bảo sự rụng trứng tốt. Vì thế, bạn nên chăm ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như trứng, thịt bò, cá hồi, hạt hướng dương, hạt bí ngô, rau màu xanh đậm như rau bina và đậu để đảm bảo cơ thể luôn đủ sắt.
- Vitamin B rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng hormone. Vì thế bạn nên chăm ăn các loại rau xanh, rong biển, rau húng quế và mùi tây để bổ sung đủ vitamin B cho cơ thể.
- Axit béo thiết yếu là một trong những thành phần chính tạo thành hormone. Acid béo Omega 3 được tìm thấy chủ yếu trong hạt lanh, quả óc chó, hạt sống, cá hồi, cá mòi và dầu gan cá tuyết, đừng quên những loại thực phẩm này nhé.
- Phụ nữ trải qua một chế độ ăn uống ít chất béo có thể có mức cholesterol thấp nhưng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Bạn nên bổ sung chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu, dầu dừa và sữa chua để nó không ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn.
Căng thẳng, lo lắng gây rối loạn chu kì kinh nguyệt
Một trong những yếu tố quan trọng nhất có thể làm cho thời gian "đèn đỏ" của bạn đến sớm hoặc muộn hơn chính là stress. Khi trải qua quá nhiều việc khiến bạn căng thẳng, lo lắng sẽ hiến các loại hormone adrenaline và cortisol tăng cao. Những loại hormone này tham gia trực tiếp vào việc ức chế phóng thích các loại hormone liên quan đến khả năng sinh sản. Kết quả tất yếu là khiến kinh nguyệt của bạn không đều.
Chị em có thể tránh hoặc giảm căng thẳng bằng cách hạn chế tức giận, chơi thể thao, thiền định, tập yoga... Đây là những cách đơn giản giúp tâm trạng của bạn cân bằng và vui vẻ hơn.
Trọng lượng cơ thể cũng ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
Có thể bạn chưa biết nhưng thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Cụ thể là:
- Khi bạn bị thừa cân, béo phì: lượng estrogen sẽ ở mức cao do các tế bào chất béo sản xuất ra. Một nghiên cứu cho thấy có đến 30-47% phụ nữ béo phì gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều.
- Thiếu cân: đồng nghĩa với việc các tế bào chất béo trong cơ thể bạn bị thiếu nên lượng hormone estrogen cũng ở mức độ thấp.
Nồng độ estrogen cao hay thấp đều có thể dẫn đến buồng trứng không hoạt động theo đúng tiến trình và gây tình trạng kinh nguyệt không đều.
Lối sống, thói quen ảnh hưởng trực tiếp đến kì "đèn đỏ"
Một số yếu tố trong lối sống hoặc thói quen của bạn có thể ảnh hưởng và làm thay đổi chu kì kinh nguyệt như:
- Mặc quần áo chật: Polyester trong đồ lót là thủ phạm khiến cơ thể bạn tăng nhiệt độ và noãn phát triển sai lệch.
- Hút thuốc: Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng việc hút thuốc là 1 thói quen xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới chu kì kinh nguyệt của chị em.
- Uống rượu và ma túy: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ mà biểu hiện ban đầu chính là chu lì kinh nguyệt không đều.
- Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, chất gây ô nhiễm không khí, kim loại nặng và hóa dầu: tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản (và sức khỏe tổng thể) của chị em.
- Ngừa thai bằng dụng cụ tử cung: đây là biện pháp dễ dẫn tới nhiễm trùng âm đạo và tử cung, khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Nó thậm chí còn có thể gây ra tắc nghẽn ống dẫn trứng và dẫn đến vô sinh.
- Ốm đau, bệnh tật: ví dụ như bệnh tiểu đường, bệnh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lậu, giang mai... đều có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn.
Mang thai
Mang thai là một trong những lý do sinh lý bình thường khiến chu kì kinh nguyệt của bạn tạm thời dừng lại. Khi một trứng được thụ tinh thành công, toàn bộ tử cung sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để nuôi dưỡng nó. Các niêm mạc trong tử cung sẽ ngày một dày lên để nâng đỡ và nuôi dưỡng thai nhi. Đây chính là lý do tại sao chu kì kinh nguyệt của bạn tạm ngừng lại.
Khi thấy chu kì kinh nguyệt bị chậm hơn 2 tuần bạn nên dùng que thử hoặc đến bệnh viện làm xét nghiệm máu để chuẩn bị tốt nhất cho việc mang thai.
Cho con bú cũng làm "mất" kì "đèn đỏ"
Không chỉ mỗi việc mang thai mới làm kì "đèn đỏ" của bạn biến mất, mà việc cho con bú cũng có khả năng tương tự. Chu kì kinh nguyệt của bạn ít nhất sẽ tạm ngưng thêm khoảng sáu tháng và nhiều nhất là hai năm trong thời gian bạn cho con bú. Đây được gọi là "vô kinh cho con bú."
Khi bạn đang nuôi con nhỏ và cho bé bú, quá trình này ức chế việc phóng thích hormone khiến tử cung không chuẩn bị cho việc nuôi thai mới, do đó chu kì của bạn sẽ tạm ngừng 1 thời gian. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc trong việc chọn lựa các biện pháp tránh thai vì bạn vẫn có thể mang thai trong thời gian cho con bú.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ trên 12 tuổi (trong độ tuổi sinh đẻ). Đây là tình trạng rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến tuyến yên khiến kinh nguyệt không đều, vô kinh và kháng insulin. Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn không xuất hiện trong 1 thời gian mà bạn không mang thai hoặc cho con bú thì hãy nghĩ đến PCOS.
PCOS cũng có 1 số biểu hiện bên ngoài như nhiều mụn trứng cá, rậm lông (trên mặt và sau lưng) do sự mất cân bằng nội tiết tố. Nếu bạn có những triệu chứng trên, tốt nhất nên đi khám sớm để được bác sỹ điều trị đúng cách.
Các bệnh liên quan đến tuyến giáp
Sự mất cân bằng trong các chất tiết của tuyến giáp có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều - ở cả hai thể cường giáp (quá nhiều hormone) và suy giáp (không đủ hormone).
Tiền mãn kinh, mãn kinh sớm
Nếu bạn bước vào độ tuổi ngoài 35, hãy nghĩ đến nguyên nhân mãn kinh sớm do suy buồng trứng hoặc đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Đây chính là khoảng thời gian mà estrogen trong cơ thể biến đổi mạnh mẽ làm thay đổi chu kì kinh nguyêt.
Một số dấu hiệu khác của tiền mãn kinh là nóng bừng, đổ mồ hôi, mất ngủ, chu kì kinh nguyệt thay đổi thất thường... Nếu gặp những triệu chứng này, bạn nên đi khám sớm