Nữ thạc sĩ xinh đẹp, tài giỏi được mai mối 60 lần vẫn không lấy được chồng

Ngày 25/06/2023 15:51 PM (GMT+7)

Có một sự nghiệp riêng, lại thông minh, xinh đẹp nhưng đến nay cô vẫn độc thân, khiến cha mẹ rất lo lắng cô sẽ không lấy được chồng.

Theo thông tin đăng tải, cô Trần 30 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, cô Trần cũng đã xây dựng được sự nghiệp của riêng mình. Bình thường, cô Trần làm việc rất ít khi nghỉ ngơi, thời gian cá nhân cũng không có nhiều.

Cô Trần

Cô Trần

Cũng chính vì vậy, đến nay, cô vẫn độc thân, khiến cha mẹ rất lo lắng cô sẽ không lấy được chồng. Thông qua các mối quan hệ, cha mẹ, bạn bè, người thân của cô thường xuyên sắp xếp những buổi hẹn hò, xem mắt cho cô. Đáng tiếc, dù đã đi xemmắt khoảng 60 lần nhưng lần nào cô Trần cũng thất bại, không tìm được người ưng ý.

Vốn tưởng rằng cô Trần ỷ vào sự xinh đẹp, thông minh của mình mà quá khắt khe trong việc chọn đối tượng, đưa ra yêu cầu, điều kiện rất cao nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Thực tế, yêu cầu tuyển chọn bạn đời của nữ thạc sĩ rất bình thường.

img src/upload/2-2023/images/2023-06-25/1687677666-ket-hon3-16874328582541297974102.jpg width660 /

Theo cô Trần, cô không cần người đẹp trai, thích người mập mạp một chút, có bụng bia cũng không sao. Thậm chí, cô Trần còn tiết lộ, cô thích những người đàn ông có ngoại hình giống đạo diễn, MC Cao Hiểu Tùng - người được mệnh danh là MC, đạo diễn xấu nhất Trung Quốc. Theo cô, học thức và tính cách của vị đạo diễn, MC này khiến cô rất yêu thích.

Nữ thạc sĩ xinh đẹp, tài giỏi được mai mối 60 lần vẫn không lấy được chồng - 3

Sau khi câu chuyện của nữ thạc sĩ được đăng tải, rất nhanh đã gây xôn xao dư luận, lôi kéo sự bàn tán của đông đảo mọi người.

- "Điều kiện, ngoại hình của cô ấy tốt quá, không ngờ yêu cầu đối với nửa kia lại bình thường đến vậy",

- "Không thích vẻ bề ngoài thu hút, chỉ yêu thích tính cách cao đẹp, như vậy có lẽ càng khó hơn"...

Trung Quốc đau đầu vì những người trẻ không chịu kết hôn

Hai năm trước, Joanne Su vẫn còn lo lắng khi bước sang tuổi 30 và bố mẹ liên tục giục lấy chồng.

Cô làm việc trong một công ty thương mại ở Quảng Châu, phía nam Trung Quốc. Thu nhập khá, cô thường dành cuối tuần đi chơi cùng bạn bè. Với Su và bố mẹ, chỉ có một vấn đề cần giải quyết, đó là chuyện cô chưa lấy chồng.

"Khi đó, tôi cảm thấy 30 tuổi là ngưỡng quan trọng. Khi càng tới gần ngưỡng này, tôi càng phải chịu áp lực tìm kiếm người phù hợp để kết hôn, áp lực ấy đến từ bố mẹ và cả bản thân tôi", Su nói.

Giờ cô 31 tuổi, vẫn độc thân, nhưng không còn lo lắng nữa. "Có ích gì khi chung sống với người ta không thích để rồi vài năm sau lại ly dị? Chỉ lãng phí thời gian thôi", Su bày tỏ.

Cô là một trong số ngày càng nhiều người thuộc thế hệ thiên niên kỷ Trung Quốc đang trì hoãn hoặc từ chối kết hôn. Trong 6 năm, số lượng người Trung Quốc kết hôn lần đầu tiên đã giảm 41%, từ 23,8 triệu người năm 2013 xuống còn 13,9 triệu người năm 2019, theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Theo giới chức và các nhà xã hội học Trung Quốc, xu hướng này một phần do chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài nhiều thập kỷ, đồng nghĩa với việc số lượng thanh niên Trung Quốc ít đi. Nhưng đây cũng là kết quả của việc thay đổi thái độ với hôn nhân, đặc biệt ở phụ nữ, khi ngày càng nhiều người cảm thấy chán ngán trước xã hội bất bình đẳng giới.

"Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ nghĩ rằng: Tại sao mình lại phải lấy chồng? Có gì đáng trông đợi ở việc kết hôn?" Li Xuan, phó giáo sư ngành tâm lý học đại học New York tại Thượng Hải, người nghiên cứu các vấn đề gia đình, nói. "Bất bình đẳng giới đang thực sự khiến phụ nữ trẻ ở Trung Quốc do dự khi tiến tới hôn nhân".

Ngoài ra, áp lực công việc cùng những giờ làm việc dài mệt mỏi cũng khiến thanh niên không có thời gian và năng lượng để xây dựng mối quan hệ và duy trì cuộc sống gia đình, Li nói.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thống kê cho thấy cả hai giới đều trì hoãn kết hôn. Từ năm 1990 tới 2016, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng từ 22 lên 25 với phụ nữ và từ 24 lên 27 với đàn ông Trung Quốc. Con số này ở các thành phố lớn thậm chí còn cao hơn. Tại Thượng Hải năm 2015, độ tuổi kết hôn trung bình là 30 với nam và 28 với nữ.

Với Su, cô thường xuyên nghe bạn bè phàn nàn về gánh nặng trong cuộc sống hôn nhân.

"Ngày nay, khả năng kinh tế của phụ nữ đã cải thiện, vì vậy họ đủ điều kiện sống một mình. Nếu tìm một người đàn ông để kết hôn và lập gia đình thì sẽ có thêm nhiều gánh nặng, chất lượng cuộc sống cũng giảm theo", cô nói.

Vị thế kinh tế và xã hội của phụ nữ ngày càng cao cũng khiến việc tìm bạn đời thích hợp càng khó khăn hơn cho cả hai nhóm là phụ nữ có học thức và thu nhập cao, cùng nam giới có học vấn và thu nhập thấp.

Theo Xiao Meili, một trong những nhà hoạt động bảo vệ nữ quyền hàng đầu Trung Quốc, sự phân biệt đối xử với phụ nữ tại công sở cũng ngày càng tệ hơn từ khi nới lỏng chính sách một con, bởi các nhà tuyển dụng lo ngại ngày càng nhiều phụ nữ sinh con thứ hai và nghỉ thai sản.

Khi những vấn đề trên chưa được giải quyết, áp lực kết hôn, sinh con mà chính phủ đặt lên phụ nữ trẻ càng khiến họ xa lánh hôn nhân.

"Chính phủ cần thay đổi lối tư duy và phương pháp khuyến khích phụ nữ sinh con theo khía cạnh bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Họ không thể coi tử cung phụ nữ là cái vòi nước, thích mở thì mở, thích khóa thì khóa", Xiao nói.

Cô gái ly hôn được cả nhóm bạn hộ tống lên tòa, mở tiệc ăn mừng nhưng sau đó bật khóc vì lý do này
Kết thúc phiên tòa, nhóm bạn ra thẳng quán nhậu ăn mừng bạn đã ly hôn, không quên mua tặng bánh kem với dòng chữ “mừng C li dị thành công”.

Hôn nhân gia đình

Theo Tường Vy (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tình yêu đến muộn