Bạn quá tin tưởng người yêu, một ngày đẹp trời nào đó, bạn phát hiện ra mình bị lừa, chắc chắn bạn sẽ rất sốc. Dưới đây là những biểu hiện để bạn sớm nhận ra mình đang bị người yêu lừa dối.
Sẽ thật là đau đớn và tồi tệ khi bạn phát hiện ra người yêu đang nói dối hoặc che giấu một điều gì đó. Nhưng có những sự thật biết sớm vẫn hơn. Mặc dù niềm tin là điều rất quan trọng trong bất kì mối quan hệ nào, nhưng tin tưởng một cách mù quáng có thể khiến chính bạn bị tổn thương sau này.
Bạn quá tin tưởng người yêu, một ngày đẹp trời nào đó, bạn phát hiện ra mình bị lừa, chắc chắn bạn sẽ rất sốc. Dưới đây là những biểu hiện để bạn sớm nhận ra mình đang bị người yêu lừa dối:
Thay đổi giọng nói
Nói chung, khi một người đang nói dối, anh ta có thể sẽ thay đổi giọng nói, thường là nói to hơn. Họ có xu hướng làm như vậy để tỏ ra mình vô tội, để bạn tin rằng những gì họ nói là sự thật. Họ đang cố tự tin một cách giả tạo.
Khi một người đang nói dối, anh ta có thể sẽ thay đổi giọng nói, thường là nói to hơn. Họ có xu hướng làm như vậy để tỏ ra mình vô tội, để bạn tin rằng những gì họ nói là sự thật. (ảnh minh họa)
Nói lắp
Khi bạn biểu hiện sự hoài nghi, anh ta sẽ bắt đầu nói lắp. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể mà chính anh ta cũng không kiểm soát được. Đặc biệt, khi bạn hỏi về việc anh ta đã ở đâu, làm gì, vào khoảng thời gian nào, anh ta tỏ ra lúng túng trong việc nói địa điểm cụ thể vì phải suy nghĩ, cố nhớ tên địa danh.
Thổi phồng sự việc
Một trong những nỗ lực mà anh ta cố gắng để bạn tin vào câu chuyện bịa đặt của anh ta là việc thêm thắt rất nhiều chi tiết vào. Ví dụ như khi anh ta về muộn, bên cạnh việc nói lí do, anh ta sẽ kể lể: “Lúc đó anh đang chuẩn bị về thì lại phải họp gấp, rồi trên đường về bị hỏng xe… Thế nên anh mới về muộn vậy chứ”.
Một trong những nỗ lực mà anh ta cố gắng để bạn tin vào câu chuyện bịa đặt của anh ta là việc thêm thắt rất nhiều chi tiết vào. (Ảnh minh họa)
Quát mắng và đổ tội lại bạn
Khi bạn càng lúc càng nâng cao sự nghi ngờ, anh ta sẽ quay ngoắt sang đổ tội cho bạn, khiến bạn nghĩ rằng mình là người quá đáng. Anh ta sẽ la hét lên, nói ầm ầm để át đi, cho rằng bạn quá đa nghi. Anh ta tỏ ra giận dữ: “Anh đã nói bao nhiêu lần rồi, anh còn phải giải thích bao lâu nữa. Vì trời mưa mà anh về muộn, thế thôi. Bây giờ để tôi yên”.
Đổi chủ đề câu chuyện
Trong khi bạn vẫn tiếp tục đặt ra những câu hỏi thì anh ấy lảng tránh bằng cách thay đổi chủ đề đột ngột: “Mà hôm nay em đã đi mua thứ em cần như hôm trước em bảo chưa?”; “Cuối tuần này em có về thăm bố mẹ không, anh sẽ đi cùng em”.
Khi nói dối, anh ta sợ nhìn vào mắt bạn. Anh ta sẽ ngó lơ đi chỗ khác, tránh nhìn trực tiếp. (ảnh minh họa)
Đổ mồ hôi, run rẩy, cắn móng tay, bồn chồn…
Đây là những triệu chứng vật lí mà bản thân anh ta cũng không thể kiểm soát được. Khi anh ta nói dối, những dấu hiệu này sẽ bộc lộ một cách rõ ràng.
Không dám nhìn vào mắt bạn khi nói chuyện
Hành động này quá rõ ràng. Khi nói dối, anh ta sợ nhìn vào mắt bạn. Anh ta sẽ ngó lơ đi chỗ khác, tránh nhìn trực tiếp. Sau đó chuyển chủ đề nhanh chóng và nhìn đi chỗ khác để không phải chịu sự dò xét của bạn.