Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần có nguy hại gì đến sức khỏe trẻ không? Nguyên nhân và cách chữa như thế nào? Mời các mẹ cùng tham khảo!
Trẻ dưới một tuổi rất dễ bị nấc cụt, mặc dù cơn nấc cụt này không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nó xảy ra thường xuyên, liên tục kéo dài sẽ khiến trẻ sơ sinh nấc nhiều, khó chịu, nôn trớ hay thở dốc. Khi ấy, các mẹ sẽ tìm đến các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh.
Nấc cụt là gì và trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?
Trẻ sơ sinh bị nất cụt là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Nấc cụt xuất hiện do sự ngắt quãng, co thắt không tự chủ của cơ hoành và liên sườn khiến cho không khí hít vào đột ngột ngừng lại dẫn đến thanh môn bất ngờ bị đóng kín, tạo ra tiếng nấc cụt. Nấc cụt có thể diễn ra trong vài phút hoặc vài lần rồi tự hết.
Thực tế cho thấy, đa số trẻ không bị ảnh hưởng nhiều bởi hiện tượng nấc cụt.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhưng phần lớn là do các nguyên nhân sau:
- Do trẻ bú quá nhanh: những tháng đầu mới sinh, lượng sữa của mẹ tiết ra khá nhiều làm cho trẻ phải nuốt nhanh hơn. Bởi vậy, khiến cho thanh môn quản của trẻ đóng mở thất thường nên gây ra tình trạng nấc cụt.
Trẻ nuốt phải nhiều không khí trong quá trình bú là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng nấc cụt. (Ảnh minh họa)
- Cho trẻ ăn quá no: khi mẹ cho trẻ bú quá no sẽ làm cho dạ dày nhỏ bé của trẻ giãn rộng ra, dễ gây trào ngược rồi dẫn đến nấc cụt.
- Do cơ thể của trẻ bị lạnh: khi trẻ bị lạnh sẽ khiến trẻ bị trào ngược khí nên gây ra nấc.
- Nuốt nhiều không khí khi bú: mẹ cho bé bú sai cách hoặc sai tư thế như cho bé nằm thấp, cầm bình ti không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày dẫn đến hiện tượng nấc cụt.
- Do trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD - Gastroesophageal reflux disease) là một nguyên nhân liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn đi từ dày dạ ngược lên thực quản rồi ra miệng. Có thể là do cơ vòng thực quản dưới của trẻ chưa hoàn thiện nên xảy ra hiện tượng này. Những trường hợp nặng cần đưa trẻ đi khám để xác định bệnh.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nên cho bú?
Các bà mẹ có thể cho bú khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt đây cũng là biện pháp giảm nấc đơn giản và khá hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý tư thế trong khi cho trẻ bú để hạn chế không khí đi vào dạ dày của trẻ quá nhiều. Nếu bú xong trẻ lại bị nấc cụt thì nên dừng cho trẻ bú và áp dụng biện pháp khác để chữa trị.
Nếu áp dụng những cách trên mà trẻ sơ sinh vẫn bị nấc nhiều, nấc cả trong khi ngủ, nấc trong thời gian dài hoặc còn kèm theo nôn trớ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.
Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Xoa lưng và vỗ nhẹ sẽ làm giảm nấc cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt, các mẹ có thể dùng một số mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ như sau:
- Mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng vào lưng của trẻ làm cho các cơ, gân được thả lỏng, cơ hoành cũng được thư giãn hơn. Mát xa theo hướng thẳng đứng, từ dưới lên và nên kéo dài vài phút.
- Vỗ nhẹ vào chỗ lưng gần vai của trẻ, vỗ từ từ, dứt khoát sẽ giúp trẻ ợ hơi ra ngoài và hết nấc cụt.
- Dùng hai ngón tay trỏ bịt hai lỗ tai của trẻ khoảng 30 giây rồi thả ra hoặc bóp mũi trẻ và giữ miệng khép trong khoảng 2 - 3 giây, nghỉ 2 - 3 giây rồi lặp lại 15 - 20 lần.
- Cho trẻ bú đúng tư thế, đúng cách, không ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn của trẻ, giữ ấm cho trẻ…