Gạo khi bị dính mọt sẽ giảm mất hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, mọt gạo rất nhạy cảm với mùi hăng nồng của các loại gia vị. Chỉ cần thả một ít vào thùng gạo, chúng sẽ sợ và chạy hết.
Mọt gạo sợ mùi tỏi, hạt tiêu, hoa hồi
Mọt gạo rất nhạy cảm với mùi gia vị như tỏi, hạt tiêu, hoa hồi. Bạn chỉ cần cho gia vị vào một chiếc túi nhỏ làm bằng vải xô, thớ vải thưa và thả vào thùng gạo sẽ khiến sâu mọt gạo sợ mùi hăng nồng mà biến mất, rất hiệu quả.
Ngoài ra, trong các tỏi, hạt tiêu hay hoa hồi có chất kháng khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên nên sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào gạo. Tuy nhiên, chúng sẽ bay mùi sau một thời gian nên bạn cần phải chú ý để thay mới.
Vỏ cam khô đuổi mọt hiệu quả
Đừng vội vứt vỏ cam sau khi ăn, hãy giữ chúng lại và phơi hoặc sấy khô rồi thả vào thùng gạo. Tinh dầu từ vỏ cam sẽ khiến mọt gạo chạy xa và không dám tấn công thùng gạo nữa.
Không chỉ vậy, gạo sẽ thơm hơn khi quyện cùng mùi thơm của vỏ cam, khi nấu cơm sẽ rất ngon.
Cách đuổi mọt gạo an toàn bằng muối trắng
Sử dụng muối trắng cũng là một cách đuổi mọt gạo hiệu quả và an toàn. Bạn chỉ cần rắc một chút muối vào thùng gạo, mọt ăn phải muối sẽ sợ mà tìm cách bỏ đi.
Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều muối vì có thể khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.
Rượu trắng đảm bảo hương thơm của gạo
Nếu không muốn gạo ám mùi hăng của gia vị, bạn có thể đặt vào thùng gạo 1 ly rượu trắng khoảng 50g nhưng phải đảm bảo miệng ly không đậy nắp và cao hơn mặt gạo.
Rượu có tác dụng diệt khuẩn lại dễ bay hơi nên sẽ không làm ảnh hưởng đến hương thơm tự nhiên của gạo.
Ngoài những cách làm trên, bạn phải chú ý bảo quản gạo ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc tạo điều kiện cho sâu mọt và vi khuẩn có hại phát triển thêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo cũng như sức khỏe của gia đình bạn. Khi mới mua gạo về, bạn cũng có thể chia nhỏ vào túi zip và bảo quản trong tủ lạnh ăn dần để giữ cho gạo luôn đảm bảo chất lượng.