Trẻ sốt cao co giật có nên cho uống nước chanh, cắn tay? Một việc BS khuyên làm cha mẹ nào nghe xong cũng "ồ à"

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 22/11/2022 14:18 PM (GMT+7)

Có rất nhiều mẹo, lời truyền tai khi trẻ bị co giật do sốt được chia sẻ như cho trẻ cắn tay, nhỏ nước chanh vào miệng… Điều này liệu có tác dụng? Bác sĩ chuyên khoa Nhi Trần Văn Đồng (BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc) sẽ giải đáp về vấn đề này.

Lan Mai (hoangmailan***@gmail.com)

Chào bác sĩ!

Thời gian gần đây thời tiết miền Bắc rất khó chịu, ngày nắng nóng, đêm lạnh khiến nhiều trẻ bị ốm sốt phải nhập viện. Con tôi hơn 1 tuổi, suốt 1 tháng qua liên tục bị viêm tai và mũi họng, sốt rồi sổ mũi. Đặc biệt, cháu hay ho sốt vào ban đêm và có lần bị co giật.

Hôm đó, cháu sốt 40,5 độ và bị cơn co giật nhẹ, đây cũng là lần đầu tiên cháu bị vậy. Sau đó, tôi hỏi bác sĩ thì được tư vấn phải đưa đi viện ngay lúc đó, để qua đêm mà cháu bình thường thì có thể cho đi khám hoặc theo dõi thêm tại nhà.

Tôi đọc được thông tin rằng trẻ từng bị co giật do sốt, lần sau dễ tái lại nên tôi vô cùng lo lắng. Rất nhiều người mách rằng khi trẻ bị co giật phải lấy vật cứng như đũa, thậm chí đưa ngay tay vào miệng để cháu cắn nhằm tránh cắn phải lưỡi, rồi cho uống cả nước chanh... Điều này có đúng không thưa bác sĩ? Xin bác sĩ tư vấn cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật.

Xin cảm ơn bác sĩ!

img alt src/upload/4-2022/images/2022-11-19/co-giat-1668843961-246-width600height371.jpg stylewidth: 600px; height: 371px; /
BS Trần Văn Đồng

Trước hết, trẻ sốt mà cơn co giật của trẻ kéo dài khoảng 5 phút không cắt được cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu, xử lý kịp thời. Thậm chí, khi trẻ đã hết cơn co giật cũng cần đưa đi thăm khám để loại trừ bệnh lý nguy hiểm.

Trẻ sốt có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau như cảm cúm, viêm tai giữa, viêm họng cấp, viêm phổi hoặc nhiễm trùng tiêu hóa, bệnh lý hệ thống như lupus ban đỏ. Cho dù nguyên nhân là gì, phụ huynh cần xác định trẻ sốt ở mức độ nào bằng cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế, không sờ trán theo cảm quan.

Rất nhiều người truyền tai nhau về việc trẻ co giật cần nhét gì đó vào miệng để trẻ không cắn lưỡi, đây là điều sai lầm. Trẻ co giật tuyệt đối không nhét gì vào miệng, không xoa bóp, không bế hoặc giữ ghìm chặt trẻ để ngăn cơn co giật, không tập trung quá nhiều người quanh trẻ.

Việc cho tay hay vật cứng vào miệng trẻ khi co giật không có tác dụng, mà còn gây nguy hiểm dễ làm tắc đường thở của trẻ, dễ bị chấn thường vùng hàm mặt, gãy răng…

Trẻ sốt cao co giật có nên cho uống nước chanh, cắn tay? Một việc BS khuyên làm cha mẹ nào nghe xong cũng amp;#34;ồ àamp;#34; - 2

Tuyệt đối không cho trẻ uống, cắn đồ vật gì khi bị co giật. Ảnh minh họa. 

Khi trẻ bị co giật cần cho trẻ nằm nghiêng để tránh đờm, dãi sặc vào đường thở. Loại bỏ vật cứng, sắc nhọn có thể gây tổn thương ở nơi trẻ nằm. Phụ huynh cần bình tĩnh, ghi nhận đặc điểm cơn co giật của con như thời gian co giật, giật 1 bên hay hai bên, giật toàn thân hay chỉ một bộ phận. Nếu có thể hãy quay lại video vì điều này có giá trị rất lớn khi đưa con đến viện, những hình ảnh đó sẽ giúp bác sĩ có đánh giá chính xác hơn.

Ngoài ra, bố mẹ hãy để trẻ nằm nơi thoáng mát, không cuốn hay trùm kín chăn cho trẻ. Vấn đề quan trọng nữa là phải cho trẻ hạ sốt nếu chưa được uống thuốc trước đó. Thuốc hạ sốt thường dùng là Paracetamol với hàm lượng 10-15 mg/kg cân nặng.

Khi trẻ hết co giật vẫn cần nới rộng quần áo, để nơi thoáng khí. Tuyệt đối không đổ bất cứ nước uống, thuốc vào miệng khi đang lên cơn co giật như vắt chanh vào miệng vì trẻ dễ hít sặc vào đường thở.

Như đã nói trên, trẻ sốt co giật do nhiều nguyên nhân, đa phần các cơn co giật do sốt đơn thuần thường lành tính, kéo dài vài phút, ít nguy hiểm. Hết cơn co giật, trẻ tỉnh và không bị tổn thương não. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan, cần thăm khám kể cả khi trẻ hết cơn co giất để đánh giá toàn trạng.

Mọi thắc mắc của bạn độc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3 - 5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Sốt cao 4 ngày, nam sinh Hà Nội tràn dịch màng phổi do sốt xuất huyết, BS chỉ dấu hiệu cần đến viện ngay
Sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, hiện Hà Nội đã ghi nhận 12 ca tử vong và xuất hiện ngày càng nhiều ca bệnh nặng. Vì thế việc nhận biết để...

Sốt xuất huyết

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em