Vừa ăn xong loại quả "sạch" người quen cho, bé 8 tháng ói dịch vàng, BS nói một điều khiến mẹ giật mình

DIỆU THUẦN - Ngày 19/02/2023 09:11 AM (GMT+7)

Được người quen cho quả trứng gà (lê ki ma) nhà trồng được, không bị ngấm hóa chất, chị Nhàn lấy một trái cho con trai 8 tháng tuổi ăn khiến bé bị nôn ói liên tục.

Con càng ăn ngon miệng, mẹ càng cho ăn nhiều

Con trai vợ chồng chị Nguyễn Kim Nhàn (Hải Dương) vừa tròn 8 tháng tuổi được mấy ngày. Chị cho biết, chị bắt đầu cho con ăn dặm từ khi bé 6 tháng tuổi với các món từ rau củ quả xay.

Khi con bước sang tháng thứ 7, ngoài rau củ quả, chị cho bé ăn thêm thịt gà, lợn, bò và tôm xay. Tất cả các món ăn mẹ làm, con trai chị Nhàn đều ăn hết và rất ngon miệng, tiêu hóa tốt.

Bắt đầu từ 4-6 tháng, ngoài uống sữa trẻ cần được ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Bắt đầu từ 4-6 tháng, ngoài uống sữa trẻ cần được ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Khi con bước sang tháng thứ 8, chị vẫn cho con ăn các thực phẩm như tháng trước. Điều chị yên tâm là con trai chưa dị ứng với thực phẩm nào. Một lần, chị Nhàn được một người quen cho mấy quả trứng gà (lê ki ma) kèm giới thiệu, quả này do nhà trồng được, ăn tốt cho tiêu hóa và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nghe vậy, chị Nhàn đã lấy một quả xay nhuyễn cho con trai ăn. “Con ăn hết một quả và ăn rất ngon miệng. Con ăn xong, tôi có cho con uống một ít nước để rửa miệng”, chị Nhàn kể. 

2 giờ sau ăn, bé trai nôn ra một ít chất lỏng màu vàng, sau đó không có biểu hiện gì bất thường, chị Nhàn cho con bú sữa rồi cho con ngủ. Đến tối hôm sau, con trai chị bắt đầu nôn ói liên tục ra chất dịch vàng, giống như màu quả trứng gà.

Tưởng con bị dị ứng thức ăn, chị Nhàn đưa đi khám mới biết, nguyên nhân do bé trai ăn quả trứng gà. May mắn, sau khi nôn hết, con trai chị Nhàn mệt một chút rồi chơi trở lại. “Thấy con đòi ăn, tôi cứ đút. Tôi sơ ý quá. Từ nay tôi sẽ chú ý hơn trong việc ăn uống hằng ngày của con”, giọng chị Nhàn hối hận.

Theo y học cổ truyền, quả trứng gà (lê ki ma) có nhiều hàm lượng vitamin, sắt, chất xơ… ăn chống oxy hóa cho làn da và cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Hàm lượng sắt trong quả này giúp tăng tỷ lệ hồng cầu trong màu, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, chống trầm cảm, giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và béo phì. Ngoài ra, ăn quả trứng gà còn giúp hạn chế các cơn nhồi máu cơ tim, tăng hiệu quả của hệ miễn nhiễm.

Quả trứng gà ăn rất tốt, nhưng ăn nhiều lại phản tác dụng, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Quả trứng gà ăn rất tốt, nhưng ăn nhiều lại phản tác dụng, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ đông y cho rằng, ăn quả trứng gà tốt cho sức khỏe, nhưng quả này có nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: carotenoids, polyphenol, khoáng chất thiết yếu, cùng một số vitamin, nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho người ăn bị ợ hơi, đầy bụng, giảm hấp thu các thực phẩm khác. Việc con trai chị Nhàn bị nôn ói cũng vì do ăn quá nhiều quả này trong một lần. Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cần hạn chế ăn quả trứng gà.

Trong giai đoạn trẻ ăn dặm, cha mẹ nên thận trọng khi cho con ăn thức ăn mới

ThS.BS Mai Quang Huỳnh Mai, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, khi trẻ 4-6 tháng, ngoài ăn sữa, cha mẹ có thể cho bé làm quen với việc ăn dặm bằng những loại thức ăn phong phú đa dạng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng cho con mình ăn dặm đúng từ đầu. Đã có nhiều cha mẹ phải hối hận vì cho con ăn các thực phẩm khi chưa tìm hiểu kỹ, hoặc khi thấy con càng ăn ngon miệng càng cho ăn nhiều. Trường hợp của chị Nhàn là một ví dụ điển hình.

Theo bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, cha mẹ nên thận trong khi cho trẻ nhỏ ăn thức ăn mới. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, cha mẹ nên thận trong khi cho trẻ nhỏ ăn thức ăn mới. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Mai, trong giai đoạn đầu tiên cho con ăn dặm, cha mẹ cần tập cho bé làm quen dần với mùi vị và độ đặc của thức ăn mới. Trong quá trình cho con ăn, cha mẹ cần theo dõi sát phản ứng dị ứng thức ăn của bé.

Ban đầu, cha mẹ nên cho trẻ ăn một loại thức ăn đơn trong 3-5 ngày, có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc đơn pha chung với sữa mẹ vắt/sữa công thức/nước ấm. Đầu tiên cho bé ăn lỏng, 1 bữa/ngày với lượng rất ít (khoảng 5ml). Sau đó, dần dần cho bé ăn sệt và nhiều hơn với số lần tăng lên. 

Nếu trẻ đã lớn hơn 6 tháng tuổi, không có biểu hiện dị ứng với loại thức ăn đơn đầu tiên, có thể cho kèm thêm một loại thức ăn khác: rau củ, trái cây, thịt… nghiền nát, lượng ít, không nêm. Cha mẹ theo dõi bé, nếu thấy ổn có thể tiếp tục với những loại thức ăn khác bao gồm cả những loại thức ăn có thể gây dị ứng như: sữa công thức, trứng, đậu phộng, các loại hạt khác, đậu nành, cá…

Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, đã có thể ăn thức ăn, cha mẹ có thể chế biến cháo, mì, bún … với đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột + đạm + chất béo + chất xơ và vitamin với hình thức từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô, từ ít đến nhiều cho con ăn. Thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ nên thay đổi, đa dạng để đảm bảo đủ chất.

Bác sĩ Mai lưu ý, trong trường hợp cho trẻ ăn trái cây, cha mẹ nên chọn loại đảm bảo chất lượng, rửa sạch rồi tán nhuyễn cho con ăn. Với nước trái cây xay, chỉ nên cho bé dùng khi con trên 12 tháng. Với những thức ăn mới, cha mẹ nên cho trẻ ăn số lượng ít, vừa cho ăn vừa thăm dò xem con phản ứng ra sao, có bị dị ứng hay không.

Trường hợp trẻ có các biểu hiện dị ứng với thức ăn như nôn ói, khó chịu, quấy khóc, nổi mề đay… cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa càng nhanh càng tốt, nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.   

* Tên người mẹ đã thay đổi

Mẹ đỏ mặt khi con gái 8 tuổi ngực phổng phao, hay hỏi cách sinh ra em bé, bác sĩ mách cách đáp lại cực hay
Theo các bác sĩ, bắt đầu từ 3 tuổi trẻ sẽ liên tục có những câu hỏi về giới tính, sức khỏe sinh sản hay về các bộ phận trên cơ thể, cha mẹ cứ thẳng...

Trẻ dậy thì

DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn dặm