3 giai đoạn trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh nhất, không chăm kỹ tổn thương hệ miễn dịch

Thi Thi - Ngày 04/06/2024 14:09 PM (GMT+7)

Dưới đây là 3 thời kỳ đặc biệt mà khả năng miễn dịch của trẻ dễ bị suy giảm nhất, cha mẹ cần có những biện pháp phù hợp để giúp bé vượt qua một cách suôn sẻ.

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Nam Kinh (Trung Quốc), trẻ em dưới 6 tuổi bị cảm lạnh trung bình từ 6-8 lần mỗi năm. Vào mùa thu đông, thông thường một số trẻ bị ốm 1-2 lần/ tháng.

Nhiều trẻ bị ốm vặt thường xuyên vì khả năng miễn dịch kém. Trên thực tế, hệ thống miễn dịch của trẻ được luyện tập không ngừng nhằm cải thiện và củng cố để chống lại vi khuẩn và vi rút. 

Tuy nhiên, trong quá trình lớn lên của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có 3 thời kỳ đặc biệt mà khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ dễ bị tổn thương nhất. Cha mẹ phải nhận thức được điều này và có những biện pháp phù hợp để giúp con vượt qua một cách suôn sẻ.

Trong vòng 1 tháng sau khi sinh

Trẻ nằm trong bụng mẹ 9 tháng có một môi trường sống thích hợp không tiếp xúc với các vi sinh vật lạ, được cung cấp dinh dưỡng qua nguồn dinh dưỡng của người mẹ, thân nhiệt luôn được giữ ổn định vì thế khi chào đời tiếp xúc với môi trường mới, rộng lớn đầy lạ lẫm, cơ thể trẻ dễ bị mất nhiệt. Do đó, trong vòng 1 tháng sau khi sinh là giai đoạn hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này.

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được kết nối với cơ thể mẹ, và các kháng thể của chính mẹ cũng có thể bảo vệ con. Tuy nhiên, sau khi em bé được sinh ra, nguồn cung cấp dinh dưỡng từ mẹ bị cắt đứt, các chức năng của hệ thống cơ thể của bé không hoàn thiện và không thể tự sản xuất kháng thể.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm khuẩn và ốm vặt.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm khuẩn và ốm vặt.

Vì vậy, sau khi đứa trẻ được sinh ra chủ yếu phụ thuộc vào các kháng thể mang lại từ người mẹ trong một khoảng thời gian, nhưng điều này không có nghĩa là trẻ được an toàn. 

Nếu cha mẹ chăm sóc không cẩn thận trong giai đoạn 1 tháng sau sinh và để trẻ tiếp xúc với các nguồn vi khuẩn, vi rút có hại thì hệ miễn dịch của trẻ sẽ dễ dàng “phá vỡ hàng phòng thủ”.

Gợi ý để tăng cường khả năng miễn dịch

Cho con bú sữa mẹ: Sau khi trẻ được sinh ra, bú sữa mẹ là cách dung nạp kháng thể tốt nhất cho con. Vì vậy, trong mọi trường hợp, vì sức khỏe của con, mẹ nên kiên quyết cho con bú. Ngay cả khi không có nhiều sữa, mẹ cũng có thể cho con uống thêm sữa công thức để cung cấp thêm sức đề kháng.

Tiêm phòng thường xuyên: Vắc xin có thể kích thích em bé sản sinh ra kháng thể. Mỗi khi trẻ được tiêm vắc xin, khả năng phòng vệ của cơ thể tăng lên một điểm, vì vậy cha mẹ phải đưa con đi tiêm phòng kịp thời.

Ngủ đủ giấc: Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ ngoại trừ thời gian bú mẹ và một ít thời gian hoạt động. Chỉ bằng cách này, cơ thể trẻ mới có thể phát triển nhanh chóng và sức đề kháng cũng tăng theo.

Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu giai đoạn ăn dặm

Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, sữa mẹ sữa mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, cũng như không đủ để tạo ra đủ kháng thể giúp trẻ chống lại các vi rút gây bệnh.

Vì vậy, nhiều trẻ sơ sinh khỏe mạnh trước đó sẽ có thể bị ốm lần đầu tiên vào khoảng 6 tháng, thậm chí có thể bị ốm liên tục sau đó và thể lực bắt đầu xuống dốc.

Gợi ý để tăng cường khả năng miễn dịch

Bổ sung thức ăn dặm một cách hợp lý: Trẻ 6 tháng tuổi cần bắt đầu ăn bổ sung, để tránh trẻ khó chịu, cha mẹ phải chú ý nguyên tắc “từng bước một” khi cho trẻ ăn bổ sung: từ ít đến nhiều, và từ kết cấu mềm đến cứng.

Mỗi khi trẻ được tiêm vắc xin, khả năng phòng vệ của cơ thể tăng lên một điểm, vì vậy cha mẹ phải đưa trẻ đi tiêm phòng kịp thời.

Mỗi khi trẻ được tiêm vắc xin, khả năng phòng vệ của cơ thể tăng lên một điểm, vì vậy cha mẹ phải đưa trẻ đi tiêm phòng kịp thời.

Giúp trẻ thiết lập nếp sống khoa học: Trước hết, hãy đảm bảo con ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm và dậy sớm, ban ngày nên ngủ đủ hai giấc, mỗi lần 2-3 tiếng. Nếu có thể, hãy đưa trẻ đến công viên có không khí trong lành để đi dạo, rất có lợi cho cơ thể.

Cho trẻ vận động vừa phải: Vận động có thể làm cho cơ thể của trẻ khỏe mạnh hơn, và dù trong tình huống nào, việc cho trẻ vận động đúng cách đều mang đến nhiều lợi ích.

Trẻ 3 tuổi bước vào nhà trẻ

Trẻ sơ sinh có thể vào nhà trẻ khi được khoảng 3 tuổi. Sau khi bước vào nhà trẻ, bé phải đối mặt với cuộc sống tập thể, rất dễ bị lây nhiễm chéo. Khi một đứa trẻ bị bệnh có thể sớm lây nhiễm sang những đứa trẻ khác, vì vậy mỗi trẻ khi vừa bước vào nhà trẻ, tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn thì khả năng ốm vặt cũng tăng cao.

Gợi ý để tăng cường khả năng miễn dịch

Uống nhiều nước và có chế độ ăn uống điều độ: Giữ ẩm cho màng nhầy là một tuyến bảo vệ quan trọng chống lại vi khuẩn. Mẹ nên chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn rau và hoa quả tươi mỗi ngày cũng như lượng thịt, trứng, sữa,… phù hợp để nâng cao chức năng phòng vệ của cơ thể trẻ.

Vận động có thể làm cho cơ thể của trẻ khỏe mạnh hơn, và dù trong tình huống nào, việc cho trẻ vận động đúng cách đều mang đến nhiều lợi ích.

Vận động có thể làm cho cơ thể của trẻ khỏe mạnh hơn, và dù trong tình huống nào, việc cho trẻ vận động đúng cách đều mang đến nhiều lợi ích.

Nuôi dưỡng thói quen vệ sinh tốt: Cha mẹ nên dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh tốt . Nhắc trẻ rửa tay mỗi lần trước và sau bữa ăn và khi từ ngoài vào trong nhà.

Giải tỏa sự lo lắng của trẻ: Lo lắng chia ly là giai đoạn đứa trẻ nào cũng trải qua khi bước vào nhà trẻ, cha mẹ cần chú ý giải tỏa áp lực tâm lý và động viên con thật nhiều. Nếu ter có thể điều chỉnh tâm trạng của mình càng sớm càng tốt và bước vào trường mẫu giáo với tâm trạng vui vẻ, khả năng chống lại mầm bệnh của trẻ cũng sẽ được tăng cường đáng kể.

Tóm lại, để tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ, cha mẹ cần chú trọng 4 yếu tố: dinh dưỡng, giấc ngủ, thói quen sinh hoạt và tăng cường vận động. 

Nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể cho trẻ là một quá trình diễn ra chậm rãi và liên tục, cha mẹ cần giúp con tạo nền tảng khỏe mạnh về mọi mặt ngay từ khi còn nhỏ.

Mẹ nên chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn rau và hoa quả tươi mỗi ngày cũng như lượng thịt, trứng, sữa,… phù hợp để nâng cao chức năng phòng vệ của cơ thể trẻ.

Mẹ nên chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn rau và hoa quả tươi mỗi ngày cũng như lượng thịt, trứng, sữa,… phù hợp để nâng cao chức năng phòng vệ của cơ thể trẻ.

Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, chức năng và hoạt động của hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên chưa đủ khả năng để bảo vệ bé khỏi các yếu tố gây bệnh bên ngoài môi trường. Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường kháng thể cho bé ngay từ giai đoạn đầu tiên là rất quan trọng để bé có một nền tảng phát triển khỏe mạnh.

SPDD ColosBaby Gold 3+ với công thức nâng cấp đột phá mới hỗ trợ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH VƯỢT TRỘI và TĂNG CÂN KHỎE MẠNH. Sản phẩm bổ sung hàm lượng cao kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non ColosIgG 24h nhập khẩu độc quyền từ Mỹ giúp hỗ trợ tăng đề kháng, thêm HMO & hàng triệu lợi khuẩn Bifidus, bảo vệ trẻ thông qua đa cơ chế, tạo hàng rào miễn dịch vượt trội. Sản phẩm bổ sung whey và MCT cùng các dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ tăng cân khỏe mạnh, giúp con ngon miệng, tiêu hóa và hấp thu tốt.

3 giai đoạn trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh nhất, không chăm kỹ tổn thương hệ miễn dịch - 5

Là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhưng sữa mẹ bỗng trở thành độc dược vì những sai lầm này
Trường hợp bé trai 7 tháng tuổi phải bỏ một bên mắt do nhiễm trùng từ sữa mẹ không phải là lần đầu tiên "sữa mẹ được thần thánh hóa quá mức".

Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con sữa mẹ