Những bất thường liên quan tới dây rốn - mạch sống của thai nhi khi còn trong bụng mẹ rất có thể khiến ca sinh nở gặp nhiều vấn đề.
Khi thai nhi phát triển trong tử cung, dây rốn hoạt động như mạch sống - mang đến cho trẻ oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Nhưng mối liên hệ quan trọng này cũng có thể gây ra những mối đe dọa trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Dưới đây là một số mối nguy hiểm của các bác sĩ y khoa thường chú ý với bà bầu khi họ chuẩn bị để sinh con.
Sa dây rốn
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Tình trạng này rất nguy hiểm vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo nên việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy.
Vì vậy nếu mẹ thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao do bác sĩ cảnh báo thì nên thường xuyên thăm khám để được phát hiện.
Dây rốn quấn cổ
Thông thường dây rốn nằm tự do lơ lửng phía trên thai nhi, tuy nhiên ở vào một vài trường hợp không may khi chuyển động trong bụng mẹ dây rốn quấn cổ thai nhi. Rất nhiều trường hợp dây rốn quấn quanh cổ em bé một, hai hoặc thậm chí ba, bốn vòng. Điều này khiến bé không thể nhận tốt nguồn oxi cũng như chất dinh dưỡng từ nhau thai của người mẹ, khiến quá trình thực hiện bài tiết ra nhau thai qua dây rốn chậm chạp và khó khăn hơn, nguy hiểm hơn là có thể khiến thai nhi bị tử vong bất cứ lúc nào.
Mặc dù không có gì có thể làm được để ngăn chặn điều này nhưng Tiến sĩ Michele Hakakha tin rằng không phải lo lắng gì. Một số trường hợp sẽ tự tháo khi em bé chuyển động trong bụng mẹ, số khác tồn tại cho đến lúc sinh. Chỉ một vài trường hợp rất dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé nhưng rất hiếm gặp. Để biết thai nhi có ổn hay không, có thể xác định bằng lượng máu đi qua dây rốn”.
Xoắn dây rốn
Nếu bé con của bạn thích đá hoặc nhào lộn trong bụng mẹ, rất dễ gây ra tình trạng xoắn dây rốn. Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu ôxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn.
Theo What To Expect, trẻ sơ sinh có dây rốn dài thường có nguy cơ cao bị xoắn dây rốn. Tuy nhiên chỉ 1 trong số 2000 trẻ sơ sinh bị xoắn dây rốn thực sự có thể gây ra vấn đề khi mẹ chuyển dạ.